Không trả lại tiền chuyển nhầm tài khoản sẽ bị tội gì?

Khi bị chuyển nhầm tiền vào tài khoản chắc hẳn mọi người sẽ ngay lập tức liên hệ với ngân hàng để trả lại. Tuy nhiên, không ít trường hợp lại không làm thế. Vậy người không trả lại tiền chuyển nhầm tài khoản liệu có bị đi tù không?

1. Phải trả lại tiền chuyển nhầm cho người khác

Khi nhận được số tiền do người khác chuyển nhầm thì nhất định phải trả lại cho chủ tài khoản. Bởi chiếm hữu tiền của người khác chỉ được coi là có căn cứ pháp luật nếu thuộc một trong các trường hợp nêu tại Điều 165 Bộ luật Dân sự năm 2015:

  • Tài sản đó là của chủ sở hữu
  • Tài sản đó được chiếm hữu bởi người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản
  • Việc chiếm hữu tài sản được thực hiện thông qua các giao dịch dân sự phù hợp
  • Tài sản chiếm hữu là tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu, tài sản bị bỏ rơi, bỏ quên, chôn, giấu, vùi lấp, chìm đắm theo điều kiện của pháp luật là được phép chiếm hữu
  • Trường hợp pháp theo quy định

Trong đó, việc chuyển nhầm tiền vào tài khoản của người khác chỉ được coi là tài sản không xác định được chủ hoặc tài sản vô chủ để người bị chuyển nhầm được quyền sở hữu nếu đã thực hiện việc thông báo/giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết nhận lại.

Đồng thời, nếu qua thời gian là 01 năm mà không xác định được chủ sở hữu của số tiền chuyển nhầm đó thì quyền sở hữu mới thuộc về người bị chuyển nhầm.

(căn cứ Điều 228 Bộ luật Dân sự năm 2015 mới nhất)

Do đó, căn cứ Điều 579 Bộ luật Dân sự 2015, việc giữ lại số tiền chuyển nhầm được coi là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nên khi chiếm hữu tài sản của người khác không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu.

2. Không trả lại tiền chuyển nhầm tài khoản sẽ đi tù?

Hành vi không thực hiện nghĩa vụ hoàn trả là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị phạt hành chính theo quy định tại Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

Theo đó, người không trả lại tiền chuyển nhầm tài khoản có thể bị phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng với hành vi chiếm giữ tài sản của người khác. Đồng thời, buộc trả lại số tiền đã chiếm giữ trái phép.

Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, người không trả lại tiền chuyển nhầm tài khoản có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội:

- Chiếm giữ trái phép tài sản. Khi đó sẽ bị phạt tiền từ 10 - 50 triệu đồng và bị phạt tù cao nhất là 05 năm tù (căn cứ Điều 176 Bộ luật Hình sự 2015)

- Sử dụng trái phép tài sản. Khi sử dụng số tiền bị chuyển nhầm trái phép sẽ bị phạt tiền lên đến 100 triệu đồng và bị phạt tù cao nhất là 07 năm (Điều 177 Bộ luật Hình sự 2015)

Không trả tiền chuyển nhầm tài khoản
Không trả tiền chuyển nhầm tài khoản sẽ bị thế nào? (Ảnh minh họa)

3. Việc nhất định phải làm khi chuyển nhầm tài khoản

3.1 Với người chuyển nhầm tiền

Ngay sau khi phát hiện bản thân chuyển nhầm tài khoản, việc đầu tiên mỗi người cần làm là báo ngay với ngân hàng về việc chuyển nhầm tài khoản. Cùng với đó là yêu cầu ngân hàng kiểm tra và thông báo đến phía ngân hàng của tài khoản được chuyển nhầm để xử lý theo quy định.

Ngoài ra, nếu ngân hàng không thể giải quyết được để giúp người chuyển nhầm lấy lại được số tiền đã chuyển nhầm thì có thể khởi kiện đến Tòa án để yêu cầu trả lại số tiền chuyển nhầm đó.

3.2 Với người nhận được tiền chuyển nhầm

Khi bỗng nhiên nhận được một khoản tiền lạ thì người nhận được tiền cũng phải liên hệ với ngân hàng để thông báo về việc nhận tiền chuyển nhầm.

Trên đây là quy định về việc: Không trả tiền chuyển nhầm tài khoản sẽ bị thế nào? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài của LuatVietnam tại số 19006192

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Đổi bằng lái xe nước ngoài sang Việt Nam: Tất tần tật thông tin cần biết

Đổi bằng lái xe nước ngoài sang Việt Nam: Tất tần tật thông tin cần biết

Đổi bằng lái xe nước ngoài sang Việt Nam: Tất tần tật thông tin cần biết

Đổi bằng lái xe nước ngoài sang Việt Nam là quy trình cần thiết cho người nước ngoài và người Việt định cư ở nước ngoài muốn lái xe tại Việt Nam. Bài viết sẽ cung cấp thông tin chi tiết về quy trình và điều kiện cần thiết để thực hiện việc đổi bằng.

Thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp ở quận, huyện của 3 địa phương (đề xuất)

Thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp ở quận, huyện của 3 địa phương (đề xuất)

Thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp ở quận, huyện của 3 địa phương (đề xuất)

Bộ Tư pháp đang đề xuất thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp tại cấp huyện của 03 địa phương: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Nghệ An tại dự thảo Nghị quyết về vấn đề này. Vậy đề xuất đó cụ thể như thế nào?