Không đứng tên trong Sổ đỏ có được chia nhà khi ly hôn?

Hiện nay có không ít trường hợp vợ chồng có sổ đỏ chỉ đứng tên một người. Câu hỏi đặt ra là, liệu không đứng tên trong sổ đỏ có được chia khi ly hôn không? Cùng theo dõi câu trả lời ở bài viết dưới đây.


Để xác định việc vợ chồng không đứng tên trên sổ đỏ có được chia khi ly hôn không thì cần xem xét sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất) này là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ chồng.

Theo đó, nếu là tài sản riêng thì người còn lại sẽ không được chia khi ly hôn. Ngược lại, nếu đây là tài sản chung vợ chồng thì sẽ được chia khi ly hôn.

Cụ thể, căn cứ khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình, khi ly hôn, tài sản chung được chia đôi có tính đến các yếu tố như: Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng; Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung…

Do đó, cần xem xét hai trường hợp sau đây để xác định vợ, chồng có được chia nhà, đất khi ly hôn không?

Không đứng tên trên sổ đỏ có được chia khi ly hôn không?
Không đứng tên trên sổ đỏ có được chia khi ly hôn không? (Ảnh minh họa)

Trường hợp 1: Sổ đỏ là tài sản chung vợ chồng

Để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bên, trong trường hợp tài sản do vợ, chồng có được trong thời kỳ hôn nhân mà pháp luật quy định phải đăng ký sở hữu, nhưng trong giấy chứng nhận quyền sở hữu chỉ ghi tên của vợ hoặc chồng, nếu không có tranh chấp thì đó là tài sản chung của vợ chồng.

Tuy nhiên, không phải mọi sổ đỏ đều ghi tên hai vợ chồng nếu đó là tài sản chung. Do đó, để xác định không đứng tên trên sổ đỏ có được chia khi ly hôn không cần xem đó có phải tài sản chung vợ chồng không.

Được coi là tài sản chung vợ chồng nếu thuộc một trong các trường hợp nêu tại khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình:

- Tài sản vợ chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân.

- Thu nhập của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân từ lao động, sản xuất, kinh doanh, hoa lợi và lợi tức phát sinh từ tài sản riêng.

- Thu nhập hợp pháp khác: Tiền thưởng, tiền trúng xổ số, tiền trợ cấp; tài sản được xác lập quyền sở hữu với vật vô chủ, bị chìm đắm, bị đánh rơi, bị bỏ quên hoặc gia súc, gia cầm bị thất lạc… theo Điều 9 Nghị định 126/2014/NĐ-CP.

- Tài sản vợ chồng được thừa kế chung, tặng cho chung.

- Tài sản do vợ chồng thoả thuận đó là tài sản chung vợ chồng kể cả đó là tài sản riêng của vợ chồng có trước, trong thời kỳ hôn nhân.

Đặc biệt, theo khoản 3 Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014:

Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Theo quy định này, tài sản chung vợ chồng còn gồm có tài sản tranh chấp nhưng không có chứng cứ chứng minh đó là tài sản riêng của mỗi bên.

Đồng nghĩa, người đứng tên trong sổ đỏ muốn được pháp luật công nhận đó là tài sản riêng của mình thì bắt buộc phải chứng minh nếu không chứng minh được thì tài sản đó là tài sản chung của vợ, chồng.

Như vậy, nếu thuộc các trường hợp được xác định là tài sản chung vợ chồng, dù chỉ đứng tên một mình vợ hoặc một mình chồng trên sổ đỏ thì tài sản đó vẫn được coi là tài sản chung vợ chồng và khi ly hôn bắt buộc phải chia theo thoả thuận hoặc chia đôi theo quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình.

Khi ly hôn, phải xác định sổ đỏ là tài sản chung hay riêng để phân chia
Khi ly hôn, phải xác định sổ đỏ là tài sản chung hay riêng để phân chia (Ảnh minh hoạ)

Trường hợp 2: Sổ đỏ là tài sản riêng của vợ chồng

Tài sản riêng của vợ chồng sẽ do người sở hữu tài sản đó định đoạt. Do đó, nếu nhà đất được xem là tài sản riêng vợ chồng thì khi ly hôn, người còn lại sẽ không được chia.

Được xem là tài sản riêng vợ chồng nếu thuộc một trong các trường hợp nêu tại Điều 43 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014:

- Tài sản mỗi người trong vợ, chồng có được trước khi kết hôn: Mua bán, được tặng cho, thừa kế…

- Tài sản được thừa kế riêng hoặc được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân.

- Tài sản riêng được chia khi phân chia tài sản chung vợ chồng.

- Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ chồng và tài sản khác gồm quyền tài sản về sở hữu trí tuệ, tài sản vợ chồng được xác lập riêng theo bản án hoặc quyết định có hiệu lực của Toà án; trợ cấp, ưu đãi về người có công với cách mạng…

Do đó, nếu sổ đỏ đứng tên một người và đây được xác định là tài sản riêng của vợ, chồng thì không đứng tên trên sổ đỏ trong trường hợp này sẽ không được chia khi ly hôn.

Trên đây là giải đáp chi tiết về vấn đề: Không đứng tên trên sổ đỏ có được chia khi ly hôn không? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Đánh giá bài viết:
(4 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Sử dụng đất không liên tục là gì? Sử dụng đất không liên tục có bị phạt không?

Sử dụng đất không liên tục là gì? Sử dụng đất không liên tục có bị phạt không?

Sử dụng đất không liên tục là gì? Sử dụng đất không liên tục có bị phạt không?

Việc sử dụng đất không liên tục có thể gây nhiều rủi ro pháp lý cho chủ sở hữu quyền sử dụng đất, thậm chí là có thể bị xử phạt theo quy định. Vậy, thế nào là sử dụng đất không liên tục? Sử dụng đất không liên tục có bị phạt không?

Mẫu quyết định khen thưởng cho nhân viên năm 2024

Mẫu quyết định khen thưởng cho nhân viên năm 2024

Mẫu quyết định khen thưởng cho nhân viên năm 2024

Mẫu quyết định khen thưởng cho nhân viên là văn bản được sử dụng trong các doanh nghiệp nhằm mục đích khen thưởng cho nhân viên có thành tích tốt trong công việc. Bài viết này sẽ giúp cung cấp cho bạn mẫu quyết định khen thưởng cho nhân viên năm 2023 mới nhất nhằm giúp bạn thuận tiện trong việc sử dụng.