Không công bố chất lượng thực phẩm bị xử lý thế nào?

Công bố tiêu chuẩn chất lượng là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi loại thực phẩm trước khi lưu thông trên thị trường. Thực phẩm không công bố tiêu chuẩn chất lượng, chất lượng không đúng với tiêu chuẩn chất lượng đã công bố sẽ bị xử lý.

Thực phẩm phải công bố tiêu chuẩn chất lượng

Thực phẩm trước khi lưu thông trên thị trường được công bố thông qua 02 hình thức: Tự công bố và đăng ký công bố tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều 4 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định, sản phẩm do tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh thực phẩm tự công bố gồm:

- Công bố thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn;

- Phụ gia thực phẩm;

- Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm;

- Dụng cụ chứa đựng thực phẩm;

- Vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

Lưu ý: Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước được miễn thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm.

Điều 6 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định, tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh thực phẩm phải đăng ký công bố sản phẩm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền với các sản phẩm thực phẩm gồm:

- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.

- Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.

- Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong Danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.

Không công bố chất lượng thực phẩm bị xử lý thế nào?

Không công bố chất lượng thực phẩm bị xử lý thế nào? (Ảnh minh họa)


Không công bố tiêu chuẩn chất lượng bị phạt tới 50 triệu đồng

Theo Điều 20 Nghị định 115/2018/NĐ-CP, phạt tiền từ 15 - 20 triệu đồng đối với hành vi sau:

- Không thực hiện thông báo, đăng tải, niêm yết bản tự công bố sản phẩm.

- Không nộp bản tự công bố sản phẩm đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật…

Ngoài ra, phạt tiền từ 40 - 50 triệu đồng đối với hành vi sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm mà không có bản tự công bố sản phẩm.

Khoản 2 Điều 21 Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định, phạt tiền từ 40 - 50 triệu đồng đối với hành vi không đăng ký bản công bố sản phẩm nếu sản phẩm thuộc diện phải đăng ký bản công bố sản phẩm…

Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, nhập khẩu thực phẩm từ 01 - 03 tháng đối với hành vi không đăng ký công bố sản phẩm.

Ngoài ra, tổ chức, cá nhân vi phạm phải khắc phục hậu quả bằng các hình thức như: Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm, buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế; hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm.

Xem thêm:

Luật An toàn thực phẩm và 8 quy định cần biết

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Không đóng BHXH có được hưởng chế độ tai nạn lao động?

Không đóng BHXH có được hưởng chế độ tai nạn lao động?

Không đóng BHXH có được hưởng chế độ tai nạn lao động?

Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cũng như ốm đau hay thai sản là những chế độ cơ bản của chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc. Trong trường hợp người lao động không đóng BHXH mà bị tai nạn lao động thì quyền lợi của họ được giải quyết như thế nào?