Từ mai, không còn ai bị “hành” vì cuộc gọi rác?

Ngày mai (01/10/2020), Nghị định 91/2020/NĐ-CP có hiệu lực với những quy định khắt khe nhằm ngăn chặn triệt để tình trạng cuộc gọi rác.

Lần đầu quy định về cuộc gọi rác

Trước đây, Chính phủ đã ban hành một số Nghị định quy định về thư rác, trong đó có thư điện tử và tin nhắn rác, tuy nhiên chưa có một quy định nào đề cập đến cuộc gọi rác.

Trong khi trên thực tế, hầu hết những người dùng điện thoại cũng đều từng bị làm phiền với những telesales – những người chào bán hàng qua điện thoại. Rất nhiều cuộc gọi đổ về máy của người dùng để giới thiệu, quảng cáo, mời chào sử dụng các sản phẩm, dịch vụ như: Bất động sản; Làm đẹp; Du lịch; Bảo hiểm; Thực phẩm chức năng… gây ra không ít phiền phức cho người dùng điện thoại.

Do đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định 91/2020, đặt ra một hành lang pháp lý rất rõ ràng cho các cuộc gọi quảng cáo, nhằm ngăn chặn tình trạng cuộc gọi rác.

Theo khoản 5 Điều 3 của Nghị định:

Cuộc gọi rác bao gồm các loại sau:

a) Gọi điện thoại quảng cáo mà không được sự đồng ý trước của Người sử dụng hoặc gọi điện thoại quảng cáo vi phạm các quy định về gọi điện thoại quảng cáo tại Nghị định này;

b) Gọi điện thoại vi phạm các nội dung bị cấm theo quy định tại Điều 9 Luật Giao dịch điện tử, Điều 12 Luật Công nghệ thông tin, Điều 12 Luật Viễn thông, Điều 8 Luật Quảng cáo, Điều 7 Luật An toàn thông tin mạng, Điều 8 Luật An ninh mạng.


cuộc gọi rác

Nghị định 91/2020/NĐ-CP "quyét sạch" cuộc gọi rác


Yêu cầu đối với các cuộc gọi quảng cáo từ 01/10/2020

Nghị định đặt ra nhiều yêu cầu khắt khe đối với các cuộc gọi quảng cáo tại các Điều 7, Điều 11, Điều 13 và Điều 21, cụ thể như:

- Không được gọi đến các số điện thoại nằm trong Danh sách không quảng cáo

- Không được gọi điện thoại quảng cáo nếu chưa được người dùng đồng ý trước về việc nhận quảng cáo

- Mỗi người quảng cáo chỉ được gọi 01 cuộc gọi điện thoại quảng cáo tới một số điện thoại trong vòng 24 giờ, trừ trường hợp đã có thỏa thuận khác

- Chỉ được gọi điện thoại quảng cáo từ 08 giờ đến 17 giờ mỗi ngày, trừ trường hợp đã có thỏa thuận khác

- Mọi cuộc gọi điện thoại quảng cáo đều phải giới thiệu tên, địa chỉ của người gọi và được giới thiệu đầu tiên. Trong trường hợp quảng cáo cho các dịch vụ có thu cước thì phải cung cấp đầy đủ thông tin về giá cước.

- Trường hợp dùng từ chối nhận cuộc gọi điện thoại quảng cáo thì phải chấm dứt ngay việc tiếp tục gọi điện thoại quảng cáo đến người đó.

Như vậy, có thể thấy Nghị định 91 đã quy định rất cụ thể về những yêu cầu đối với các cuộc gọi quảng cáo. Do đó, có thể tin tưởng rằng, tình trạng cuộc gọi rác đang hành hoành hiện nay sẽ được hạn chế triệt để trong thời gian tới. Người dùng điện thoại cũng bớt “điên đầu” với những cuộc gọi trời ơi đất hỡi giới thiệu về những dịch vụ mà mình không hề có nhu cầu. 

>> 5 lưu ý khi gọi điện, gửi email quảng cáo từ 01/10/2020

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

Luật sửa đổi 9 Luật: Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý, sử dụng tài sản công, Quản lý thuế, Thuế thu nhập cá nhân, Dự trữ quốc gia, Xử lý vi phạm hành chính được thông qua ngày 29/11/2024. Dưới đây là tổng hợp điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán:

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 được Quốc hội thông qua vào ngày 27/06/2024 với nhiều quy định đáng chú ý. Trong nội dung hôm nay cùng tìm hiểu Luật này có bao nhiêu chương, điều? Hiệu lực khi nào?