Không có tạm trú, người dân có được tiêm vắc xin Covid-19?

Nước ta đang tiến hành chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 lớn nhất trong lịch sử, được kéo dài hơn 9 tháng (từ tháng 07/2021 đến tháng 04/2022). Vậy, nếu người dân không có thường trú, tạm trú có được bảo đảm quyền tiêm vắc xin hay không?

Câu hỏi: Chào Luật Việt Nam. Em hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội, chưa đăng ký thường trú và tạm trú tại đây. Ở công ty em, những ai có hộ khẩu và thậm chí có tạm trú hầu như đã được đăng ký tiêm vắc xin Covid-19 rồi. Em không có thường trú hay tạm trú ở đây thì có được tiêm không? Nếu có thì đăng ký ở đâu? Em xin cảm ơn.

Chào bạn.

Về vấn đề này, LuatVietnam xin trả lời đến bạn như sau:

Thứ nhất, về mục tiêu của tiêm vắc xin Covid-19.

Theo Quyết định 3355/QĐ-BYT của Bộ Y tế, Việt Nam phấn đấu đạt mục tiêu cuối năm 2021 hoặc đầu năm 2022 có thể đạt miễn dịch cộng đồng, ước khoảng 70% dân số Việt Nam phải được tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19.

Bộ Y tế mới đây cũng yêu cầu các địa phương thực hiện tiêm cuốn chiếu, khu vực nào xong khu vực đó để tạo ra vùng xanh an toàn trong khu vực đang bùng phát dịch...

Với mục tiêu như vậy, ta có thể hiểu việc tiêm vắc xin được triển khai đồng bộ, tạo ra miễn dịch cộng đồng, trước hết là ở từng khu vực. Như vậy, mục đích của tiêm chủng mới có tác dụng.

Thứ hai, về đối tượng, địa bàn tiêm chủng.

Quyết định 3355 cũng quy định việc tiêm vắc xin được ưu tiên cho các tỉnh, thành phố đang có dịch. Trong tỉnh, thành phố ưu tiên tiêm chủng trước cho các đối tượng ở vùng đang có dịch.

Nghĩa là, trong quy định này, không phân biệt vấn đề cư trú, mà chỉ dựa trên vùng dịch, tỉnh, thành có dịch để xác định đối tượng tiêm chủng.


Không có tạm trú có được tiêm vắc xin Covid-19? (Ảnh minh họa)

Đối với Hà Nội, kế hoạch tiêm chủng được quy định tại Phương án 170/PA-UBND. Phương án này cũng chỉ quy định các đối tượng được ưu tiên tiêm chứ không nhắc đến vấn đề hộ khẩu.

Trên thực tế, Hà Nội cũng như các địa phương khác đều triển khai đăng ký tiêm chủng căn cứ vào số lượng cư trú thực tế chứ không cần xuất trình hộ khẩu hay sổ tạm trú khi đăng ký tiêm cũng như khi tiêm vắc xin.

Tuy nhiên, nếu không có đăng ký thường trú hay tạm trú, bạn có thể bị bỏ sót do không có căn cứ để xã, phường tiến hành rà soát, thông báo về việc tiêm chủng.

Nếu bị bỏ "quên" hoặc chưa kịp đăng ký tiêm chủng tại nơi cư trú, bạn có thể đăng ký tiêm vắc xin online bằng cách truy cập Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19 hoặc ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử trên điện thoại.

Khi đăng ký tiêm vắc xin online, người dân cũng không hề phải khai báo nơi thường trú, tạm trú mà chỉ cần khai thông tin về địa chỉ sinh sống.

Trên đây, Luật Việt Nam đã giải đáp cho câu hỏi không có tạm trú có được tiêm vắc xin Covid-19? Nếu còn thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ giải đáp.

>> 6 đối tượng cần thận trọng khi tiêm vắc xin Covid-19

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(3 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Điểm mới của Luật Bảo hiểm xã hội 2024 doanh nghiệp cần chú ý

Luật Bảo hiểm xã hội 2024 chính thức có hiệu lực từ 01/07/2025 với nhiều nội dung mới tác động trực tiếp đến doanh nghiệp và người lao động. Bài viết tổng hợp những điểm mới của Luật Bảo hiểm xã hội 2024 doanh nghiệp cần chú ý, mời bạn đọc theo dõi.

Lương Chủ tịch, Phó Chủ tịch Mặt trận xã mới nhất

Chủ tịch, Phó Chủ tịch Mặt trận xã là hai chức danh tại cấp xã nhận được nhiều quna tâm của độc giả LuatVietnam. Vậy lương Chủ tịch Mặt trận xã và Phó Chủ tịch Mặt trận xã sẽ thế nào khi tăng lương cơ sở từ 01/7/2024?

Kiểm tra an toàn về PCCC: Đối tượng, nội dung và thủ tục 2024

Kiểm tra an toàn về PCCC là hoạt động được thực hiện bởi cơ quan công an để đánh giá tính khả thi, hiệu quả và tuân thủ theo các tiêu chuẩn, quy định về phòng cháy chữa cháy của cơ sở. Dưới đây là những thông tin cần biết về kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy.