Không cho vợ về nhà ngoại ăn Tết, chồng bị phạt

Ăn Tết nhà nội hay nhà ngoại là đề tài tranh cãi của rất nhiều cặp vợ chồng những ngày giáp Tết. Vậy việc chồng hoặc gia đình nhà chồng cấm đoán, ngăn cản không cho vợ về nhà ngoại ăn Tết có vi phạm quy định của pháp luật?

Ngăn cản vợ về nhà ngoại, chồng bị phạt đến 10 triệu đồng

Người Việt Nam có quan niệm “thuyền theo lái, gái theo chồng”… Vậy nên, chuyện ăn Tết ở nhà chồng là vẫn luôn được các gia đình ưu tiên. Thậm chí sau nhiều năm ăn Tết nhà nội, có ông chồng vẫn ngăn cản vợ về nhà ngoại trong dịp Tết.

Vợ, chồng đều bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt. Đặc biệt trong ngày Tết cổ truyền, bản thân mỗi người ai cũng đều có mong muốn sum vầy bên gia đình ruột thịt. Đây là mối quan hệ chính đáng được pháp luật bảo vệ, bất kỳ ai ngăn cản cũng có thể bị phạt.

Theo khoản 1 Điều 55 Nghị định 144 năm 2021, người có hành vi cấm thành viên gia đình ra khỏi nhà, ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, bạn bè… nhằm mục đích cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối với thành viên đó thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng.

Căn cứ quy định trên, việc người chồng ngăn cản vợ về nhà ngoại ăn Tết nhằm mục đích cô lập, gây áp lực về tâm lý cho vợ có thể bị phạt hành chính lên đến 10 triệu đồng.

Ngăn cản vợ về nhà ngoại, chồng bị phạt đến 10 triệu đồng
Ngăn cản vợ về nhà ngoại, chồng bị phạt đến 10 triệu đồng (Ảnh minh họa)

Các hành vi bạo lực gia đình có thể xuất hiện vào ngày Tết

Trong dịp Tết, ngoài việc không cho vợ về nhà ngoại ăn Tết thì còn nhiều hành vi bạo lực gia đình có thể bị xử phạt hành chính. Cụ thể, căn cứ Mục 4 Nghị định 144 năm 2021:

- Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, đe dọa hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng: Phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng nếu gây thương tích.

- Lăng mạ, chì chiết hoặc cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm: Phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng

- Bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người cao tuổi, yếu, khuyết tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ: Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng.

Không cho vợ về nhà ngoại ăn Tết, chồng bị phạt
Nhiều hành vi bạo lực gia đình có thể xuất hiện vào ngày Tết (Ảnh minh họa)

- Ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, có quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh hoặc hành vi khác nhằm cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý: Phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng.

Ví dụ: Không cho vợ/chồng về quê thăm gia đình, gặp gỡ bạn bè, chỉ được ở nhà chăm lo cơm nước trong ngày Tết.

- Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau: Phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng.

Ví dụ: Gia đình có cha mẹ đã ly hôn, phía người cha/mẹ đang nuôi con không cho con về thăm, gặp phía còn lại, cấm con gặp ông bà, cha/mẹ trong dịp Tết…

- Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa sau khi ly hôn; từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa anh, chị, em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu theo quy định của pháp luật: Phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng.

- Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức: Phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng.

Trên đây là giải đáp về chủ đề: Không cho vợ về nhà ngoại ăn Tết, chồng có bị phạt? Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192  để được tư vấn, hỗ trợ giải đáp.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mức phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự

Mức phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự

Mức phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự

Lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người khác, nhiều đối tượng đã sử dụng chiêu trò tinh vi để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hiện nay, mức phạt hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản đang được quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 với mức phạt cao nhất là tại khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự.