Không cho học sinh viết vào sách giáo khoa là bất hợp lý

Tại Chỉ thị 3789/CT-BGDĐT được ban hành ngày 24/9/2018 vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các Sở quán triệt giáo viên hướng dẫn học sinh không viết, vẽ vào sách giáo khoa. Thông tin này đang khiến nhiều bậc phụ huynh băn khoăn và cho rằng bất hợp lý.


Vì sao học sinh không được viết vào sách giáo khoa?

Theo phản ánh của báo chí, mỗi năm người dân phải bỏ ra hàng nghìn tỷ đồng để mua sách giáo khoa mà chỉ sử dụng được trong một năm. Trước thực tế đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng thừa nhận rằng, việc sử dụng lại sách giáo khoa hiện nay mới chỉ đạt khoảng 35%, số lượng sách giáo khoa cũ không còn khả năng tái sử dụng vẫn còn rất lớn.

Do đó, Bộ ra Chỉ thị khuyến cáo các trường hướng dẫn học sinh không được viết vào sách giáo trong quá trình học tập để sách giáo khoa vẫn còn có thể tiếp tục được sử dụng trong năm sau. Điều này sẽ giúp các gia đình tiết kiệm chi phí vì không phải mua sách cho con nhỏ hơn. Nếu không có con nhỏ hơn sử dụng sách thì có thể quyên góp để ủng hộ học sinh miền núi, dân tộc…

Không cho học sinh viết vào sách giáo khoa là bất hợp lý?

Bộ GDĐT khuyến cáo học sinh không được viết vào sách giáo khoa (Ảnh minh họa)

Rất khó để cấm học sinh viết vào sách giáo khoa

Cho dù lý do mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra là khá hợp lý nhưng việc không cho học sinh viết vào sách giáo khoa vẫn được cho là không phù hợp với thực tế.

Hiện nay, hầu hết sách giáo khoa được sử dụng trong các trường phổ thông đều yêu cầu học sinh làm bài tập trực tiếp vào sách. Điển hình như bộ sách giáo khoa lớp 6 của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, có 7/12 cuốn có in bài tập để học sinh điền đáp án. Hay bộ sách giáo khoa lớp 1 cũng có đến 6/8 cuốn in bài tập, đặc biệt là cuốn Toán lớp 1 còn yêu cầu học sinh tô màu vào sách…

Như vậy, do yêu cầu của sách và chương trình học, học sinh không thể không viết, vẽ trực tiếp vào sách giáo khoa. Nhiều ý kiến cho rằng, nếu muốn tăng tỷ lệ tái sử dụng sách giáo khoa thì cần phải thay đổi từ chính cách thức in sách, không phải thay đổi từ phía học sinh.

Tuy nhiên, cũng tại Chỉ thị 3789/CT-BGDĐT, Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định, quy định nêu trên chỉ mang tính chất khuyến cáo, không phải là quy định bắt buộc. Đồng thời, Bộ cũng giao Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam - đơn vị đang giữ độc quyền phát hành sách giáo khoa hiện nay cần có phương án chỉnh sửa bản thảo sách giáo khoa nhằm hạn chế tối đa việc học sinh phải ghi vào sách giáo khoa.

Xem thêm:


Bộ GDĐT: Không cho học sinh viết, vẽ vào sách giáo khoa

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Hiểu nhầm về đóng BHXH tự nguyện chỉ được nhận 2 triệu tiền thai sản từ 01/7/2025?

Hiểu nhầm về đóng BHXH tự nguyện chỉ được nhận 2 triệu tiền thai sản từ 01/7/2025?

Hiểu nhầm về đóng BHXH tự nguyện chỉ được nhận 2 triệu tiền thai sản từ 01/7/2025?

Gần đây, khi nhận được thông tin đóng BHXH tự nguyện chỉ nhận được 02 triệu tiền thai sản từ 01/7/2025 đã khiến nhiều người cho rằng mức nhận như vậy là quá ít. Tuy nhiên thực tế, người đóng BHXH tự nguyện không phải chỉ được nhận 02 triệu tiền thai sản mà còn các chế độ khác nữa.

Xây mới nhà tập thể, người dân được đền bù thế nào?

Xây mới nhà tập thể, người dân được đền bù thế nào?

Xây mới nhà tập thể, người dân được đền bù thế nào?

Hiện nay, rất nhiều khu nhà tập thể tại các thành phố lớn đã xuống cấp nghiêm trọng, không đủ điều kiện sử dụng và bị thu hồi lại để xây mới. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu người dân được đền bù thế nào khi xây mới nhà tập thể theo quy định của pháp luật.