Các trường hợp không cần phải có chứng chỉ đấu thầu

Khi tham gia hoạt động đấu thầu, cá nhân phải có chứng chỉ đấu thầu và có trình độ chuyên môn, năng lực, kinh nghiệm, ngoại ngữ phù hợp nếu không thuộc các trường hợp không cần phải có chứng chỉ đấu thầu.

3 trường hợp không cần phải có chứng chỉ đấu thầu

Căn cứ khoản 6 Điều 11 Thông tư số 04/2019/TT-BKHĐT, các cá nhân sau đây không thuộc đối tượng bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu:

- Cá nhân thuộc ban quản lý dự án được thành lập để thực hiện từng dự án cụ thể và ban quản lý dự án này sẽ giải thể sau khi kết thúc dự án;

- Cá nhân thuộc các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập tham gia lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất theo nhiệm vụ được giao, trừ cá nhân thuộc ban quản lý dự án được thành lập để thực hiện từng dự án cụ thể và ban quản lý dự án này sẽ giải thể sau khi kết thúc dự án;;

- Cá nhân tham gia lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trong mua sắm tập trung theo mô hình kiêm nhiệm, không thường xuyên, liên tục;

3 loại đối tượng nêu trên khi tham gia vào hoạt động đấu thầu phải có chứng chỉ đào tạo đấu thầu cơ bản mà không yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu.

Trường hợp cần có ý kiến của các chuyên gia chuyên ngành thì không bắt buộc các chuyên gia này phải có chứng chỉ đào tạo đấu thầu cơ bản, chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu.

không cần phải có chứng chỉ đấu thầu3 trường hợp không cần phải có chứng chỉ đấu thầu (Ảnh minh họa)

Điều kiện cấp chứng chỉ đào tạo đấu thầu cơ bản

Cá nhân được cấp chứng chỉ đào tạo về đấu thầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây theo khoản 1 Điều 111 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP:

- Tham dự ít nhất 90% thời lượng của khóa học. Trường hợp học viên không bảo đảm thời lượng tham dự khóa học nhưng có lý do chính đáng, cơ sở đào tạo cho phép học viên bảo lưu thời lượng đã học và học tiếp tại khóa học khác của cùng một cơ sở đào tạo trong thời gian tối đa là 03 tháng, kể từ ngày đầu tiên của khóa học tham gia trước đó;

- Làm bài kiểm tra và có kết quả kiểm tra cuối khóa học được đánh giá từ đạt yêu cầu trở lên;

- Có đầy đủ hành vi dân sự, không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc khóa đào tạo, cơ sở đào tạo có trách nhiệm cấp chứng chỉ đào tạo đấu thầu cơ bản cho các học viên đáp ứng yêu cầu (theo khoản 3 Điều 8 Thông tư 04/2019/TT-BKHĐT). Chứng chỉ đào tạo đấu thầu cơ bản không quy định thời hạn.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người dân đặt ra khi các tỉnh, thành phố đang thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập lại đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay “Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?” không trong bài viết dưới đây.