Khi nào viên chức được chuyển sang công chức?

Công chức, viên chức có một số điểm khác biệt nhất định. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ sự khác biệt giữa hai đối tượng này và khi nào viên chức được chuyển sang công chức.
 

Viên chức, công chức khác nhau thế nào?

- Viên chức được điều chỉnh theo Luật Viên chức 2010. Theo Luật này, viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập.

- Công chức được điều chỉnh theo Luật Cán bộ, công chức 2008. Theo Luật này, công chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước…

Như vậy, có thể hiểu, nếu như viên chức làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng, hưởng lương từ đơn vị sự nghiệp công lập thì công chức hưởng chế độ biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.
 

Khi nào viên chức được chuyển sang công chức?

Viên chức và công chức có một số điểm khác biệt (Ảnh minh họa)

 

Khi nào viên chức được chuyển sang công chức?

Theo Nghị định 29/2012/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, viên chức được chuyển sang công chức khi đáp ứng một số điều kiện. Cụ thể, Nghị định này quy định như sau:

- Viên chức đã làm việc tại sự nghiệp công lập từ đủ 60 tháng (05 năm), có trình độ đào tạo, kinh nghiệm công tác đáp ứng được ngay yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng, khi cơ quan quản lý có nhu cầu tuyển dụng thì được xét chuyển vào công chức, không qua thi tuyển.

- Viên chức khi tiếp nhận, bổ nhiệm vào các vị trí việc làm được quy định là công chức trong cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội thì phải xét chuyển thành công chức không qua thi tuyển; quyết định tiếp nhận, bổ nhiệm cũng là quyết định tuyển dụng.

- Viên chức được bổ nhiệm giữ các vị trí trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập mà được quy định là công chức, khi được bổ nhiệm vào ngạch công chức tương ứng với vị trí việc làm phải hoàn thiện tiêu chuẩn của ngạch bổ nhiệm, giữ nguyên chức danh nghề nghiệp đã bổ nhiệm, hưởng lương và các chế độ khác như viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập.

Tóm lại, căn cứ quy định nêu trên, viên chức được chuyển sang công chức nếu đáp ứng 3 điều kiện: 1) Đã làm việc 05 năm tại đơn vị sự nghiệp công lập; 2) Có trình độ, kinh nghiệm đáp ứng được vị trí việc làm mới; 3) Cơ quan quản lý có nhu cầu tuyển dụng.

Hiện nay, trình tự, thủ tục và hồ sơ chuyển đổi từ viên chức sang công chức được thực hiện theo Thông tư 13/2010/TT-BNV.

Xem thêm:

Biên chế công chức năm 2019: Giảm gần 7000 người


Luật Cán bộ, công chức và những nội dung đáng chú ý nhất 2018

Luật viên chức: 8 điểm đáng chú ý viên chức cần biết trong năm 2018

Chi tiết các loại phụ cấp dành riêng cho cán bộ, công chức

Những đối tượng công chức được nghỉ hưu quá tuổi

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:
Bài viết đã giải quyết được vấn đề của bạn chưa?
Rồi Chưa
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Bảng hiệu quảng cáo - "Vũ khí" bí mật cho sự thành công của doanh nghiệp

Bảng hiệu quảng cáo -

Bảng hiệu quảng cáo - "Vũ khí" bí mật cho sự thành công của doanh nghiệp

Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, việc xây dựng và duy trì hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ là yếu tố then chốt quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Và một trong những "vũ khí" bí mật, nhưng vô cùng lợi hại, góp phần tạo nên thành công đó chính là bảng hiệu quảng cáo chuyên nghiệp.

Đề xuất: Nghị định quản lý, quyết toán niên độ ngân sách với dự án sử dụng vốn đầu tư công

Đề xuất: Nghị định quản lý, quyết toán niên độ ngân sách với dự án sử dụng vốn đầu tư công

Đề xuất: Nghị định quản lý, quyết toán niên độ ngân sách với dự án sử dụng vốn đầu tư công

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự thảo Nghị định thay thế nội dung quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán niên độ ngân sách đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công tại Nghị định số 99/2021/NĐ-CP.