Khi nào tổ chức tôn giáo được công nhận hợp pháp?

Hiến pháp 2013 ghi nhận quyền tự do tôn giáo của mỗi người, đồng thời khẳng định các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Tuy nhiên, để được công nhận hợp pháp, các tổ chức tôn giáo phải đáp ứng những điều kiện nhất định.

Điều kiện công nhận tổ chức tôn giáo

Theo Luật Tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực từ ngày 01/01/2018, một trong những điều kiện để một tổ chức tôn giáo được công nhận là tổ chức đó phải hoạt động liên tục và ổn định từ 05 năm, kể từ ngày được cấp chứng nhận đăng ký tôn giáo.

Trong khi đó, để được cấp chứng nhận đăng ký tôn giáo, tổ chức phải: Có giáo lý, giáo luật, lễ nghi; Tôn chỉ, mục đích hoạt động không trái pháp luật; Người đại diện là công dân thường trú tại Việt Nam, đủ năng lực hành vi dân sự, không có tiền án, tiền sự; Có địa điểm hợp pháp để đặt trụ sở; Không vi phạm các hành vi bị nghiêm cấm như: Lợi dụng hoạt động tôn giáo để trục lợi…

Ngoài việc đã hoạt động liên tục và ổn định từ 05 năm, tổ chức tôn giáo phải đáp ứng một số điều kiện khác như: Có hiến chương; Có cơ cấu tổ chức theo hiến chương; Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; Nhân danh tổ chức tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Theo thông tin từ Ban Tôn giáo Chính phủ, hiện nay Việt Nam có 37 tổ chức tôn giáo được công nhận, trong đó có: Giáo hội Phật Giáo Việt Nam, Giáo hội Công giáo Việt Nam, Hội thánh Tin lành Việt Nam, Hội thánh Truyền giáo Cao Đài..

Khi nào tổ chức tôn giáo được công nhận hợp pháp?

Điều kiện công nhận tổ chức tôn giáo quy định tại Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Ảnh Ban Tôn giáo Chính phủ)

Giảng đạo ngoài trụ sở phải xin phép UBND huyện

Cũng theo Luật tín ngưỡng, tôn giáo, sau khi được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, tổ chức tôn giáo sẽ được tổ chức các cuộc lễ tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo, giảng đạo, bồi dưỡng pháp lý; tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo…

Tuy nhiên, Luật cũng chỉ rõ: Trường hợp giảng đạo ngoài địa điểm hợp pháp đã đăng ký, các nhà tu hành của tổ chức nêu trên phải gửi văn bản đề nghị đến UBND cấp huyện nếu quy mô của buổi giảng đạo ở trong một huyện hoặc cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh nêu quy mô của buổi giảng đạo ở nhiều huyện hoặc nhiều tỉnh.

Nội dung văn bản đề nghị phải nêu rõ về họ và tên người đề nghị, nội dung, lý do, chương trình, thời gian, địa điểm, thành phần tham dự giảng đạo.

Trường hợp tổ chức các cuộc lễ tôn giáo ngoài địa điểm hợp pháp đã đăng ký cũng phải thực hiện thủ tục tương tự như trên.

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Nhiều người đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài, khi về Việt Nam thắc mắc có phải làm thủ tục đăng ký lại không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cụ thể giải đáp vấn đề: Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?