Khi nào người tâm thần vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự?

Rất nhiều vụ án mạng thương tâm xảy ra và nguyên nhân xuất phát từ những người mắc bệnh tâm thần. Trong khi đó, theo quy định của Bộ luật Hình sự, mắc bệnh tâm thần là một trong những trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, không phải lúc nào người tâm thần cũng “thoát tội”.


Người tâm thần bắt buộc phải được trưng cầu giám định

Điều 21 Bộ luật Hình sự 2015 quy định: Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, mắc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Để xác định chính xác người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có mắc bệnh tâm thần hay không, Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 yêu cầu đây là một trong những trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định (tại khoản 1 Điều 206).

Nếu kết quả giám định cho thấy người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh tâm thần thì Viện Kiểm sát hoặc Tòa án căn cứ vào kết quả này đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh mà không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi mình đã thực hiện.

Vẫn có trường hợp người tâm thần phải chịu trách nhiệm hình sự (Ảnh minh họa)

Trường hợp nào người tâm thần phải chịu trách nhiệm hình sự?

Không phải trong mọi trường hợp người bị bệnh tâm thần đều không phải chịu trách nhiệm hình sự. Theo tinh thần của Điều 21 Bộ luật Hình sự 2015, người bị bệnh tâm thần chỉ được miễn trách nhiệm hình sự khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh. Đồng thời, tình trạng bệnh ở mức làm mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi.

Còn nếu người đó thực hiện hành vi phạm tội trong trạng thái hoàn toàn bình thường mà trước khi bị kết án mới lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi thì có thể vẫn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự (theo khoản 2 Điều 49 Bộ luật Hình sự 2015).

Trong trường hợp này, Tòa án sẽ căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần để ra quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi người đó khỏi bệnh thì có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.

Trên thực tế, ranh giới để xác định mắc bệnh tâm thần khi thực hiện hành vi phạm tội hay sau khi thực hiện hành vi phạm tội đôi khi rất mong manh, yêu cầu cơ quan điều tra phải thực hiện các nghiệp vụ điều tra một cách kỹ lưỡng, thận trọng.

Xem thêm:

Bộ luật Hình sự: 9 nội dung nổi bật áp dụng từ 2018

LuatVietnam

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Xác thực sinh trắc học là gì và để làm gì?

Trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, vấn đề bảo mật thông tin trở thành nỗi lo lắng của rất nhiều người. Tuy nhiên, vấn đề này đã phần nào được giải quyết khi xác thực sinh trắc học ra đời. Vậy xác thực sinh trắc học là gì và để làm gì? Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!

Chất thải nguy hại là gì? Danh mục chất thải nguy hại

Với sự phát triển của các ngành công nghiệp và tốc độ gia tăng dân số của nước ta thì lượng chất thải nguy hại ngày càng tăng. Trước thực tiễn này, cơ quan có thẩm quyền đã quy định những biện pháp quản lý và xử lý hiệu quả. Vậy theo quy định pháp luật thì chất thải nguy hại là gì? Danh mục chất thải nguy hại gồm những gì?