Khi nào người tâm thần vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự?
Rất nhiều vụ án mạng thương tâm xảy ra và nguyên nhân xuất phát từ những người mắc bệnh tâm thần. Trong khi đó, theo quy định của Bộ luật Hình sự, mắc bệnh tâm thần là một trong những trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, không phải lúc nào người tâm thần cũng “thoát tội”.
Người tâm thần bắt buộc phải được trưng cầu giám định
Điều 21 Bộ luật Hình sự 2015 quy định: Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, mắc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Để xác định chính xác người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có mắc bệnh tâm thần hay không, Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 yêu cầu đây là một trong những trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định (tại khoản 1 Điều 206).
Nếu kết quả giám định cho thấy người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh tâm thần thì Viện Kiểm sát hoặc Tòa án căn cứ vào kết quả này đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh mà không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi mình đã thực hiện.
Vẫn có trường hợp người tâm thần phải chịu trách nhiệm hình sự (Ảnh minh họa)
Trường hợp nào người tâm thần phải chịu trách nhiệm hình sự?
Không phải trong mọi trường hợp người bị bệnh tâm thần đều không phải chịu trách nhiệm hình sự. Theo tinh thần của Điều 21 Bộ luật Hình sự 2015, người bị bệnh tâm thần chỉ được miễn trách nhiệm hình sự khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh. Đồng thời, tình trạng bệnh ở mức làm mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi.
Còn nếu người đó thực hiện hành vi phạm tội trong trạng thái hoàn toàn bình thường mà trước khi bị kết án mới lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi thì có thể vẫn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự (theo khoản 2 Điều 49 Bộ luật Hình sự 2015).
Trong trường hợp này, Tòa án sẽ căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần để ra quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi người đó khỏi bệnh thì có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.
Trên thực tế, ranh giới để xác định mắc bệnh tâm thần khi thực hiện hành vi phạm tội hay sau khi thực hiện hành vi phạm tội đôi khi rất mong manh, yêu cầu cơ quan điều tra phải thực hiện các nghiệp vụ điều tra một cách kỹ lưỡng, thận trọng.
Xem thêm:
Bộ luật Hình sự: 9 nội dung nổi bật áp dụng từ 2018
LuatVietnam
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi
1900.6199 hoặc gửi câu hỏi tại đây

Đăng ký Kênh Youtube LuatVietnam
Để xem chính sách mới tại đây
- Ngày 21/5: Tin vui chống dịch, số mắc Covid-19 tiếp tục giảm còn 1.457 ca, không có F0 tử vong (21/05/2022 18:09)
- Có được thu hồi đất với giá thấp bán lại với giá cao? (21/05/2022 15:00)
- Mẫu Giấy ủy quyền nhận bằng tốt nghiệp mới nhất (cho mọi cấp học) (21/05/2022 12:00)
- Mua vé bóng đá rồi bán lại với giá cao có bị xử lý? (20/05/2022 19:00)
- Lừa đảo qua mạng: Tố cáo ở đâu? Số điện thoại báo lừa đảo? (20/05/2022 19:00)
- Ngày 20/05: Có 1.587 ca COVID-19 mới; 12 tỉnh, thành nào không có F0 trong ngày? (20/05/2022 17:56)
- Đổ rác không đúng nơi quy định, phạt đến… cả tháng lương (07/12/2018 15:00)
- Hiểu thế nào cho đúng về cạnh tranh không lành mạnh? (07/12/2018 14:00)
- Cần chuẩn bị gì để thi tuyển công chức năm 2019? (07/12/2018 13:00)
- Thủ tục đăng ký kết hôn khi không có Sổ hộ khẩu (07/12/2018 08:07)
- Vì sao CMND cần dán ảnh, bằng đại học lại không? (07/12/2018 08:07)