Khi nào người lao động được tạm ứng tiền lương?

Tiền lương là mục tiêu chung của bất cứ ai khi tham gia vào quan hệ lao động. Vì vậy, Bộ luật Lao động 2012 quy định cụ thể về chế độ tiền lương của người lao động, trong đó có cả quy định về tạm ứng lương.


5 trường hợp người lao động được tạm ứng lương

Theo quy định tại khoản 3 Điều 95, Điều 100, khoản 1 Điều 113 và Điều 129 của Bộ luật Lao động, người lao động được tạm ứng lương trong các trường hợp sau:

- Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán mà công việc phải làm trong nhiều tháng thì hàng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng;

- Người lao động được tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng lương, trừ trường hợp đi tham gia nghĩa vụ quân sự

- Người lao động nghỉ hàng năm được tạm ứng trước một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ;

- Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc. Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt không quá 90 ngày.

- Người lao động được tạm ứng lương theo thỏa thuận với người sử dụng lao động.

Khi nào người lao động được tạm ứng tiền lương?
5 trường hợp người lao động được tạm ứng lương (Ảnh minh họa)


Căn cứ để tạm ứng tiền lương của người lao động

Khoản 5 Điều 26 của Nghị định 05/2016/NĐ-CP hướng dẫn tiền lương làm căn cứ để tạm ứng cho người lao động trong trường hợp nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công đân như sau:

- Tiền lương làm căn cứ để tạm ứng cho người lao động là tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề trước khi người lao động tạm thời nghỉ việc;

- Được tính tương ứng với các hình thức trả lương theo tháng; theo tuần; theo ngày hoặc theo giờ.

Trên đây là quy định liên quan về các trường hợp người lao động được tạm ứng tiền lương. Ngoài ra, người lao động có thể tham khảo thêm thông tin về tiền lương khi đi làm thêm ngày lễ, tết, ngày nghỉ hàng tuần hoặc tiền lương khi thử việc… tại Bộ luật Lao động 2012.

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người dân đặt ra khi các tỉnh, thành phố đang thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập lại đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay “Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?” không trong bài viết dưới đây.

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Từ 01/01/2025 mức phạt đối với hành vi vượt đèn đỏ tăng nặng. Người điều khiển phương tiện cũng cẩn thận, “dè chừng” hơn khi lưu thông. Một trong những vướng mắc nhiều người gửi về LuatVietnam đó là vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị phạt?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cần phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Dưới đây là thông tin về mức xử phạt đối với người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện.