Khi nào được nghỉ hưu trước tuổi?

Vì lý do sức khỏe, người lao động có thể được nghỉ hưu trước tuổi với mức lương hưu thấp hơn.

Luật BHXH năm 2014 quy định người lao động có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, đủ 60 tuổi với nam và đủ 55 tuổi với nữ thì được nghỉ hưu và hưởng lương hưu.

Tuy nhiên, pháp luật vẫn cho phép người lao động được nghỉ hưu trước tuổi, hay gọi là nghỉ hưu “non”, nghỉ mất sức và cũng vẫn được hưởng lương hưu hàng tháng.

Pháp luật vẫn cho phép nghỉ hưu trước tuổi nếu đủ điều kiện (Ảnh minh họa)

Điều kiện nghỉ hưu trước tuổi

Người lao động nghỉ hưu trước tuổi vẫn được hưởng lương hưu nếu đã có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đáp ứng một trong 03 điều kiện:

1. Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% - 80% và đảm bảo điều kiện về tuổi đời như sau:

Năm nghỉ hưởng lương hưu

Điều kin về tui đời đi với nam

Điều kin về tui đời đi với nữ

2018

Đủ 53 tuổi

Đủ 48 tuổi

2019

Đủ 54 tuổi

Đủ 49 tuổi

Từ 2020 trở đi

Đủ 55 tuổi

Đủ 50 tuổi

2. Suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi.

3. Suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Theo quy định nêu trên, người lao động nghỉ hưu trước tuổi phải làm giám định mức suy giảm khả năng lao động, nếu 61% trở lên và đã có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, người lao động sẽ được hưởng lương nghỉ hưu trước tuổi.

Căn cứ: Luật Bảo hiểm xã hội 2014

Hồ sơ đề nghị nghỉ hưu trước tuổi

Để được nghỉ hưu trước tuổi vẫn được hưởng lương hưu, trước tiên người lao động cần chuẩn bị hồ sơ khám giám định suy giảm khả năng lao động.

Từ 3/2018, hồ sơ khám giám định để thực hiện chế độ nghỉ hưu trước tuổi bao gồm các loại giấy, tờ sau:

1. Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động đối với trường người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc Giấy đề nghị khám giám định đối với người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc người đã có quyết định nghỉ việc để hưởng chế độ hưu trí (Mẫu Giấy giới thiệu/Giấy đề nghị tại Phụ lục 1 và 2 của Thông tư 56/2017/TT-BYT).

2. Bản chính hoặc bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ khám, điều trị bệnh tật như: Tóm tắt bệnh án, Giấy xác nhận khuyết tật, Giấy ra viện, Sổ khám bệnh, Bản sao Hồ sơ bệnh nghề nghiệp…

3. Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu.

Hồ sơ khám giám định được gửi đến Hội đồng giám định y khoa.

Sau khi hoàn thiện hồ sơ khám giám định, hồ sơ hưởng lương hưu bao gồm:

1. Sổ bảo hiểm xã hội;

2. Quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí hoặc văn bản chấm dứt hợp đồng lao động hưởng chế độ hưu trí;

3. Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động.

Hồ sơ hưởng lương hưu được nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Căn cứ: Thông tư 56/2017/TT-BYT; Nghị định 115/2015/NĐ-CP.

Mức lương hưu khi nghỉ hưu trước tuổi

Từ năm 2018, mức lương hưu hàng tháng của người lao động được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:

Lao động nam

Nghỉ hưu năm 2018

16 năm

Sau đó cứ mỗi năm, được tính thêm 2%.

Nghỉ hưu năm 2019

17 năm

Nghỉ hưu năm 2020

18 năm

Nghỉ hưu năm 2021

19 năm

Nghỉ hưu năm 2022 trở đi

22 năm

Lao động nữ

Nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi

15 năm


Đối với người nghỉ hưu trước tuổi, mức lương hàng tháng cũng được tính theo cách thức nêu trên, tuy nhiên, cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.

Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

Xem thêm:

Cách tính lương hưu cho người về hưu trước tuổi dễ hiểu nhất

Chính sách Bảo hiểm xã hội năm 2018 có gì mới?

LuatVietnam

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục