Khi nào công chức bị buộc thôi việc?
Ngoài trường hợp thôi việc theo nguyện vọng, trong một số trường hợp đặc biệt khác, công chức sẽ bị buộc thôi việc và không tiếp tục được hưởng các chế độ như khi còn trong biên chế.
Khi nào công chức bị buộc thôi việc? (Ảnh minh họa)
Các trường hợp công chức bị buộc thôi việc
Theo Luật Cán bộ, công chức 2008, Nghị định 46/2010/NĐ-CP, Nghị định 34/2011/NĐ-CP và Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 (có hiệu lực từ 1/7/2019), công chức có thể bị thôi việc trong các trường hợp sau:
- Có 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ;
- Bị phạt tù mà không được hưởng án treo;
- Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Nghiện ma túy có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền;
- Tự ý nghỉ việc từ 07 ngày trở lên trong một tháng hoặc 20 ngày trong một năm, đã được thông báo bằng văn bản 03 lần liên tiếp;
- Vi phạm ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng quy định về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, kỷ luật lao động; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác liên quan đến công chức.
- Có nghĩa vụ kê khai tài sản mà kê khai không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản không trung thực thì cũng có thể bị kỷ luật với hình thức buộc thôi việc.
Chế độ dành cho công chức bị buộc thôi việc
Trường hợp thôi việc vì 2 năm không hoàn thành nhiệm vụ
Trường hợp công chức bị buộc thôi việc do 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ thì được hưởng chế độ trợ cấp thôi việc theo Điều 5 của Nghị định 46/2010/NĐ-CP. Cụ thể:
Cứ mỗi năm làm việc được tính bằng 1/2 tháng lương hiện hưởng, gồm mức lương theo ngạch, bậc, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phục cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có).
Mức trợ cấp thấp nhất bằng 01 tháng lương hiện hưởng.
Trường hợp bị kỷ luật bằng hình thức thôi việc
Ngoài trường hợp nêu trên, tất cả các trường hợp công chức bị kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc sẽ không được hưởng trợ cấp thôi việc.
Thay vào đó, công chức chỉ được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận thời gian làm việc đã đóng bảo hiểm xã hội để thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định (điểm a, khoản 2 Điều 22 Nghị định 34/2011/NĐ-CP).
Xem thêm:
Luật Cán bộ công chức: 9 điểm nổi bật nhất
LuatVietnam
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi
1900.6199 hoặc gửi câu hỏi tại đây

Đăng ký Kênh Youtube LuatVietnam
Để xem chính sách mới tại đây
- Hết thử việc có đương nhiên chuyển sang hợp đồng chính thức? (27/05/2022 14:00)
- Chứng thực giấy tờ có tiếng nước ngoài ở đâu? (26/05/2022 19:00)
- Ngày 26/5: Có 1.275 ca Covid-19 mới; số khỏi gấp gần 6 lần; không có F0 tử vong (26/05/2022 17:57)
- Kinh doanh nhà nghỉ để môi giới mại dâm bị xử lý thế nào? (26/05/2022 16:00)
- Giờ hành chính là gì? 4 điều cần biết về giờ hành chính (26/05/2022 15:30)
- Mẫu hợp đồng cho thuê (cho thuê lại) quyền sử dụng đất (26/05/2022 15:00)
- Đã có lịch nghỉ Tết Âm lịch 2019 chính thức (02/01/2019 07:30)
- Tiết lộ mức thưởng Tết Âm lịch 2019 (01/01/2019 11:24)
- Sổ hộ khẩu quan trọng như thế nào? (31/12/2018 11:14)
- Chủ sở hữu không đồng ý, ngân hàng có được bán đấu giá tài sản thế chấp? (30/12/2018 10:13)
- Luật Quy hoạch: Toàn bộ những điểm mới nhất (29/12/2018 10:39)