Khi nào công an được quyền kiểm tra nhà nghỉ?

Kinh doanh nhà nghỉ hiện đang rất phát triển bởi đây là loại hình kinh doanh mang lại lợi nhuận cao. Nhằm quản lý hoạt động này, hiện nay, pháp luật quy định rõ khi nào công an được quyền kiểm tra nhà nghỉ để đảm bảo an ninh, trật tự.

Công an được quyền đột xuất kiểm tra nhà nghỉ

Kinh doanh dịch vụ nhà nghỉ (kinh doanh dịch vụ lưu trú) là ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục 4 - Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư 2014.

Đồng thời khoản 1 Điều 50 Nghị định 96/2016/NĐ-CP có nêu, công an có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra toàn diện việc chấp hành các quy định về an ninh, trật tự với cơ sở kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo phương thức định kỳ không quá 01 lần/năm hoặc đột xuất.

Như vậy, công an có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra toàn diện nhà nghỉ đột xuất hoặc định kỳ.

Trường hợp kiểm tra, thanh tra nhà nghỉ đột xuất chỉ thực hiện khi cơ sở kinh doanh có dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan đến an ninh, trật tự, có đơn khiếu nại, tố cáo hoặc có văn bản chỉ đạo của cơ quan công an cấp trên.

Khi nào công an được quyền kiểm tra nhà nghỉ?
Khi nào công an được kiểm tra nhà nghỉ? (Ảnh minh họa)

Thẩm quyền kiểm tra đột xuất nhà nghỉ

Theo khoản 3 Điều 50 Nghị định 96/2016/NĐ-CP, thẩm quyền kiểm tra đột xuất nhà nghỉ cụ thể như sau:

- Cơ quan công an cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và trực tiếp quản lý cơ sở kinh doanh có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra định kỳ hàng năm hoặc đột xuất;

- Các đơn vị nghiệp vụ thuộc công an các cấp chỉ được kiểm tra khi:

+ Phát hiện có vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan đến an ninh, trật tự cần phải xử lý ngay;

+ Có đơn khiếu nại, tố cáo của tổ chức hoặc cá nhân liên quan đến an ninh, trật tự trong cơ sở kinh doanh trên địa bàn do mình quản lý.

Sau khi kiểm tra phải có văn bản thông báo kết quả kiểm tra và xử lý vi phạm (nếu có) cho cơ quan đã cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự cho cơ sở kinh doanh đó.

- Công an các cấp theo chức năng, nhiệm vụ được giao khi có yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị, tăng cường bảo vệ an ninh, trật tự cần tiến hành kiểm tra đột xuất thì phải được thủ trưởng cơ quan công an từ cấp huyện trở lên phê duyệt bằng văn bản hoặc có văn bản chỉ đạo của công an cấp trên.

Theo đó, cơ quan công an cũng có thẩm quyền kiểm tra hành chính người thuê nhà nghỉ khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan đến an ninh, trật tự trong hoạt động cho thuê lưu trú của nhà nghỉ, khách sạn.

Xem thêm:


Làm sao để chứng minh không mua, bán dâm khi vào nhà nghỉ?

Hậu Nguyễn

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

[Tổng hợp] 8 căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự

[Tổng hợp] 8 căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự

[Tổng hợp] 8 căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự

Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng, đây là giai đoạn cơ quan có thẩm quyền xem xét có hay không có dấu hiệu tội phạm để thực hiện khởi tố. Hiện nay, có 8 căn cứ không khởi tố được quy định tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015.

[Tổng hợp] Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015

[Tổng hợp] Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015

[Tổng hợp] Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015

Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được xem là một trong những căn cứ để Tòa án quyết định mức phạt cụ thể tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Vậy Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như thế nào?