Khi nào công an được phép còng tay?

Còng tay hay còn gọi còng số 8 là một trong những công cụ hỗ trợ được trang bị cho lực lượng công an để thực hiện nhiệm vụ; tuy nhiên, không phải trong trường hợp nào công an cũng được phép còng tay.

Những trường hợp công an được phép còng tay

Theo Pháp lệnh Quản lý sử dụng vũ khí vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ năm 2011 có hiệu lực đến hết ngày 30/06/2018, 4 trường hợp được phép sử dụng còng tay bao gồm:

- Ngăn chặn người đang có hành vi đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của người khác

- Bắt giữ người theo quy định của pháp luật

- Thực hiện phòng vệ chính đáng theo quy định của pháp luật

- Các trường hợp được phép nổ súng quy định tại khoản 2 Điều 33 của Pháp lệnh này.

Khi nào công an được phép còng tay?

Công an chỉ được sử dụng còng tay trong một số trường hợp (Ảnh minh họa)

Từ ngày 01/07/2018, Pháp lệnh nêu trên sẽ được thay thế bởi Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017. Luật này quy định 5 trường hợp được sử dụng còng tay, cụ thể:

-  Ngăn chặn, giải tán biểu tình bất hợp pháp, bạo loạn, gây rối trật tự công cộng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;

- Ngăn chặn người đang có hành vi đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác;

- Ngăn chặn, giải tán việc gây rối, chống phá, không phục tùng mệnh lệnh của người thi hành công vụ, làm mất an ninh, an toàn trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện ma túy;

- Phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết theo quy định của pháp luật

- Các trường hợp được phép nổ sung quy định tại Điều 23 của Luật này.

Không được còng tay với phụ nữ, trẻ em

Khi thi hành nhiệm vụ có tổ chức, việc sử dụng còng tay cũng như các công cụ hỗ trợ khác như súng, lựu đạn, bình xịt hơi cay… phải tuân theo mệnh lệnh của người có thẩm quyền. Khi thi hành nhiệm vụ độc lập, việc sử dụng còng tay thực hiện theo quy định của pháp luật về phòng vệ chính đáng.

Đặc biệt, công an không được sử dụng còng tay đối với phụ nữ, người tàn tật, trẻ em, trừ khi những đối tượng này sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc chống trả, đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành nhiệm vụ hoặc của người khác.

Đồng thời, chỉ sử dụng còng tay khi không còn biện pháp nào khác để ngăn chặn hành vi của đối tượng và sau khi đã cảnh báo bằng mệnh lệnh qua lời nói nhưng đối tượng không tuân theo.

Như vậy, có thể thấy, pháp luật hiện hành đã có những quy định rất cụ thể về việc khi nào công an được còng tay, tránh trường hợp thực thi pháp luật không đúng, lạm quyền, ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của người dân.

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:
(3 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Không lưu ảnh CCCD trong điện thoại để tránh mất tiền trong tài khoản: Có đúng không?

Không lưu ảnh CCCD trong điện thoại để tránh mất tiền trong tài khoản: Có đúng không?

Không lưu ảnh CCCD trong điện thoại để tránh mất tiền trong tài khoản: Có đúng không?

Căn cước công dân (CCCD) là giấy tờ nhân thân sử dụng trong hầu hết các giao dịch, trong đó có giao dịch ngân hàng. Rất nhiều người cho rằng, không lưu ảnh CCCD trong điện thoại để tránh mất tiền trong tài khoản, quan điểm này có đúng không?

Biện pháp bảo vệ rừng hiệu quả là gì? Hành vi bị nghiêm cấm để bảo vệ rừng

Biện pháp bảo vệ rừng hiệu quả là gì? Hành vi bị nghiêm cấm để bảo vệ rừng

Biện pháp bảo vệ rừng hiệu quả là gì? Hành vi bị nghiêm cấm để bảo vệ rừng

Tài nguyên rừng đóng vai trò vô cùng quan trọng nhưng trên thực tế, rừng đang ngày càng suy kiệt. Vậy biện pháp bảo vệ rừng hiệu quả là gì? Những hành vi nào bị nghiêm cấm để bảo vệ rừng đang là vấn đề thực sự nhức nhối. Những biện pháp đó sẽ được chúng tôi đề cập trong bài viết dưới đây.