Khi nào cháu được hưởng di sản từ ông, bà?

Mỗi cá nhân đều có quyền bình đẳng về quyền được hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. Vậy khi ông, bà mất đi, khi nào cháu được hưởng di sản thừa kế?

Hưởng di sản thừa kế theo di chúc

Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Do đó, ông, bà hoàn toàn có quyền chỉ định người thừa kế cũng như phân định phần di sản cho từng người thừa kế.

Bởi vậy, nếu trong di chúc, ông, bà có để lại di sản cho người cháu thì hiển nhiên, người cháu được quyền hưởng di sản thừa kế từ ông, bà.

Khi nào cháu được hưởng di sản từ ông, bà?

Các trường hợp cháu được hưởng di sản thừa kế từ ông, bà (Ảnh minh họa)


Hưởng di sản thừa kế theo pháp luật

Trong các trường hợp sau đây thì di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật:

- Không có di chúc;

- Di chúc không hợp pháp;

- Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc cùng thời điểm với người lập di chúc

- Cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế

- Người được hưởng thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản

Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, người cháu thuộc hàng thừa kế thứ hai, gồm:

- Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại,

- Anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết;

- Cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại

Trong trường hợp này, người cháu chỉ được hưởng di sản thừa kế khi không còn ai ở hàng thừa kế thứ nhất vì các nguyên nhân:

- Chết

- Không có quyền hưởng di sản

- Bị truất quyền hưởng di sản

- Từ chối nhận di sản

Do đó, nếu xảy ra các trường hợp nêu trên thì người cháu (hàng thừa kế thứ 2) được hưởng di sản thừa kế từ ông, bà để lại.


Hưởng thừa kế do thế vị

Trong trường hợp, con của ông, bà (tức bố, mẹ của người cháu) chết trước hoặc cùng thời điểm với ông, bà thì người cháu được hưởng phần di sản thừa kế mà người bố, mẹ của mình lẽ ra sẽ được hưởng nếu vẫn còn sống.

Những quy định này được thể hiện tại Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015.

Tóm lại, trong một số trường hợp cụ thể, người cháu vẫn có thể được hưởng di sản thừa kế do ông, bà của mình để lại theo quy định của pháp luật.

Xem thêm:

Con nuôi được hưởng thừa kế như con đẻ?

Trẻ sơ sinh có quyền hưởng thừa kế không?

Nguyễn Hương

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người dân đặt ra khi các tỉnh, thành phố đang thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập lại đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay “Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?” không trong bài viết dưới đây.

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Từ 01/01/2025 mức phạt đối với hành vi vượt đèn đỏ tăng nặng. Người điều khiển phương tiện cũng cẩn thận, “dè chừng” hơn khi lưu thông. Một trong những vướng mắc nhiều người gửi về LuatVietnam đó là vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị phạt?