Tiếp nối bài viết “Điều kiện bảo lãnh tại ngoại cho bị can”, LuatVietnam tiếp tục đề cập đến biện pháp nộp tiền để được tại ngoại khi bị tam giam.
Biện pháp nộp tiền để tại ngoại là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam được quy định tại Điều 122 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015. Biện pháp này đã được quy định trước đây trong Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003 và được hướng dẫn tại Thông tư liên tịch 17/2013/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC.
Nộp tiền để tại ngoại được áp dụng khi:
Bị can được nộp tiền để tại ngoại khi đáp ứng một số điều kiện nhất định (Ảnh minh họa)
Không áp dụng biện pháp nộp tiền để tại ngoại nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Tiền được đặt để bảo đảm là tiền mặt Việt Nam đồng, thuộc sở hữu hợp pháp của bị can, bị cáo hoặc của người đại diện hợp pháp của họ. Không được đặt tiền đang có tranh chấp, tiền đang được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác, tiền có nguồn gốc bất hợp pháp để bảo đảm.
Mức tiền đặt để đảm bảo do cơ quan có thẩm quyền quyết định nhưng không dưới: 20 triệu đồng đối với tội phạm ít nghiêm trọng; 80 triệu đồng đối với tội phạm nghiêm trọng; 200 triệu đồng đối với tội phạm rất nghiêm trọng.
Các trường hợp bị can, bị cáo thuộc hộ nghèo, bị cáo là người chưa thành niên… thì có thể được quyết định mức tiền phải đặt thấp hơn nhưng không dưới 1/2 mức nêu trên.
Nghĩa vụ cam đoan, thời hạn được đặt tiền bảo đảm và thẩm quyền quyết định đặt tiền bảo đảm tương tự như biện pháp bảo lĩnh. Bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan thì bị tạm giam, số tiền đã đặt bị tịch thu, nộp ngân sách Nhà nước. Bị can, bị cáo chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ đã cam đoan thì được trả lại số tiền đã đặt.
LuatVietnam