Khi nào áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi?

Có thể nói đấu thầu rộng rãi là hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư phổ biến nhất hiện nay. Nhưng không phải mọi trường hợp đều có thể áp dụng hình thức này. Vậy theo quy định, khi nào áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi?

Khi nào áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi?

Theo khoản 2 Điều 9 Nghị định số 30/2015/NĐ-CP, áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước trong các trường hợp sau đây:

1- Lĩnh vực đầu tư mà pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định hạn chế nhà đầu tư nước ngoài tham gia thực hiện;

2- Nhà đầu tư nước ngoài không tham dự sơ tuyển quốc tế hoặc không trúng sơ tuyển quốc tế;

3- Dự án PPP nhóm C theo quy định pháp luật về đầu tư công. Cụ thể, theo Điều 8, Điều 10 Luật Đầu tư công 2019, dự án nhóm C gồm:

a) Dự án thuộc lĩnh vực sau đây có tổng mức đầu tư dưới 120 tỷ đồng:

+ Giao thông, bao gồm cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ;

+ Công nghiệp điện;

+ Khai thác dầu khí;

+ Hóa chất, phân bón, xi măng;

+ Chế tạo máy, luyện kim;

+ Khai thác, chế biến khoáng sản;

+ Xây dựng khu nhà ở;

b) Dự án thuộc lĩnh vực sau đây có tổng mức đầu tư dưới 80 tỷ đồng:

+ Giao thông, trừ các dự án quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;

+ Thủy lợi;

+ Cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật;

+ Kỹ thuật điện;

+ Sản xuất thiết bị thông tin, điện tử;

+ Hóa dược;

+ Sản xuất vật liệu, trừ các dự án hóa chất, phân bón, xi măng;

+ Công trình cơ khí, trừ các dự án chế tạo máy, luyện kim;

+ Bưu chính, viễn thông;

c) Dự án thuộc lĩnh vực sau đây có tổng mức đầu tư dưới 60 tỷ đồng:

+ Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản;

+ Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên;

+ Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới;

+ Công nghiệp, trừ các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp quy định tại các mục a, b, c nêu trên.

- Dự án thuộc lĩnh vực sau đây có tổng mức đầu tư dưới 45 tỷ đồng:

+ Y tế, văn hóa, giáo dục;

+ Nghiên cứu khoa học, công nghệ thông tin, phát thanh, truyền hình;

+ Kho tàng;

+ Du lịch, thể dục thể thao;

+ Xây dựng dân dụng, trừ xây dựng khu nhà ở;

+ Dự án thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh trừ các dự án quy định tại các mục a, b, c nêu trên.

Trường hợp cần sử dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, kinh nghiệm quản lý quốc tế thì nhà đầu tư trong nước được liên danh với nhà đầu tư nước ngoài hoặc sử dụng nhà thầu nước ngoài để tham dự thầu và thực hiện dự án.

4- Dự án đầu tư có sử dụng đất mà sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án (không bao gồm chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng) dưới 120 tỷ đồng.

Còn theo khoản 1 Điều này, việc lựa chọn nhà đầu tư dự án PPP, dự án đầu tư có sử dụng đất phải áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi quốc tế trừ các trường hợp nêu trên và trường hợp chỉ định nhà đầu tư.

Khi nào áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi (Ảnh minh họa)

Đấu thầu rộng rãi chỉ có 2 nhà thầu tham gia xử lý thế nào?

Theo khoản 4 Điều 117 Nghị định 63/2014/NĐ-CP, trường hợp tại thời điểm đóng thầu đối với gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi có ít hơn 03 nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu thì phải xem xét, giải quyết trong thời hạn không quá 04 giờ, kể từ thời điểm đóng thầu theo một trong hai cách sau đây:

Cách 1: Cho phép gia hạn thời điểm đóng thầu nhằm tăng thêm số lượng nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất. Trong trường hợp này phải quy định rõ thời điểm đóng thầu mới và các thời hạn tương ứng để nhà thầu có đủ thời gian sửa đổi hoặc bổ sung hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất đã nộp theo yêu cầu mới;

Cách 2: Cho phép mở thầu ngay để tiến hành đánh giá.

Như vậy, trường hợp đấu thầu rộng rãi chỉ có 02 nhà thầu tham gia thì xử lý theo 01 trong 02 cách nêu trên.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục