Khi đã cho con nuôi, cha mẹ đẻ còn quyền gì?

Hiện nay nhu cầu xin con nuôi của các cặp vợ chồng hiếm muộn vô cùng lớn. Khi đó, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi sẽ có một mối quan hệ khăng khít, bền vững. Thế nhưng cha mẹ đẻ còn quyền gì không khi đã cho con nuôi?

Quyền của cha mẹ khi đã cho con nuôi

Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con bền vững, lâu dài giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi. Qua đó, bảo đảm cho người được nhận nuôi có một môi trường tốt nhất để phát triển.

Khi đó, kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con. Lúc này, cha mẹ nuôi có quyền thay đổi họ, tên, dân tộc … và các quyền nhân thân khác theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015.

Theo đó, cũng theo quy định tại Điều 24 Luật Nuôi con nuôi 2010 thì kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi.

Quyền của cha mẹ đẻ khi đã cho con nuôi (Ảnh minh họa)

02 trường hợp ngoại lệ

- Nếu giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác (khoản 4 Điều 24 Luật Nuôi con nuôi 2010)

- Khi việc nhận nuôi con nuôi chấm dứt thì quyền của cha, mẹ đẻ sẽ được khôi phục (Điều 78 Luật Hôn nhân và gia đình 2014). Theo đó, quan hệ nhận nuôi con nuôi sẽ chấm dứt trong các trường hợp sau:

+ Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi

+ Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi;

+ Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con nuôi;

+ Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi.

+ Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi.

+ Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số.

+ Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước.

+ Lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật, phong tục tập quán, đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

Xem thêm:

Chế độ thai sản đối với người nhận con nuôi

Mẫu đơn xin nhận con nuôi mới nhất và cách viết

Nguyễn Hương

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục