Khách quên đồ trên taxi, tài xế không trả có bị phạt?

(LuatVietnam) Pháp luật hiện hành đã có những quy định cụ thể để xử lý hành vi nhặt được tài sản người khác đánh rơi, bỏ quên nhưng cố tình không trả.

Hành khách đi taxi, sau đó xuống xe và để quên đồ là câu chuyện vẫn diễn ra hàng ngày. Gần đây nhất là sự việc cô gái trẻ đi GrabCar bỏ quên chiếc ví đắt tiền, trong đó có 10 triệu đồng và các loại giấy tờ. Sau rất nhiều nỗ lực liên hệ với tài xế và đại diện GrabCar, chủ nhân chiếc ví cho biết tài xế mới chỉ gửi trả lại toàn bộ giấy tờ.

Việc hành khách để quên đồ trên xe taxi, tài xế nhặt được và cố tình không trả là vi phạm quy định của Bộ luật Dân sự 2015.

Cụ thể, Điều 230 Bộ luật này quy định: “Người phát hiện tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc trả lại tài sản cho người đó; nếu không biết địa chỉ thì phải thông báo hoặc giao nộp cho UBND cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại”.

Như vậy, tài xế taxi nhặt được ví tiền, điện thoại, tài sản khác của khách hàng để quên trên xe mà không có cách nào liên hệ với khách thì phải thông báo, giao nộp cho UBND xã, phường hoặc công an xã, phường gần nhất.

Khách quên đồ trên taxi, tài xế không trả có bị phạt?
Khách quên đồ trên taxi, tài xế phải giao nộp cho Ủy ban hoặc công an phường

Trường hợp tài xế taxi cố tình không trả sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Điểm e, khoản 2, Điều 15 của Nghị định này chỉ rõ: Hành vi chiếm giữ trái phép tài sản của người khác sẽ bị phạt tiền từ 02 - 05 triệu đồng.

Đặc biệt, nếu giá trị tài sản từ 10 triệu đồng trở lên thì tài xế taxi có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội chiếm giữ trái phép tài sản. Theo tinh thần của Điều 176 Bộ luật Hình sự 2015, người nào cố tình không trả lại hoặc không giao nộp cho cơ quan có thẩm quyền tài sản trị giá từ 10 triệu đồng - dưới 200 triệu đồng thì bị phạt tiền từ 10 - 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng - 02 năm; tài sản trị giá từ 200 triệu đồng trở lên thì phạt tù từ 01 - 05 năm.

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Bảo hiểm nhân thọ và Bảo hiểm xã hội khác nhau như thế nào?

Bảo hiểm nhân thọ và Bảo hiểm xã hội khác nhau như thế nào?

Bảo hiểm nhân thọ và Bảo hiểm xã hội khác nhau như thế nào?

Bảo hiểm xã hội là loại hình bảo hiểm phi lợi nhuận còn bảo hiểm nhân thọ nhằm mục đích sinh lời. Tiền đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội được điều chỉnh tăng tương ứng với chỉ số giá tiêu dùng từng năm, còn bảo hiểm nhân thọ thì tính theo lãi suất thị trường…