Tiêm vắc xin Covid-19 mũi 3 có gì khác so với mũi 2?

Vẫn có hàng chục nghìn ca mắc Covid-19 mới mỗi ngày, việc tiêm vắc xin mũi 3 được coi là một trong những biện pháp chủ đạo để ngăn chặn sự bùng phát mạnh hơn của dịch bệnh. Vậy sự khác biệt khi tiêm vắc xin Covid-19 mũi 3 so với mũi 2 là gì?

*Lưu ý: Tiêm vắc xin Covid-19 mũi 3 trong bài viết này được hiểu là tiêm liều nhắc lại vắc xin phòng Covid-19, sau khi đã tiêm đủ liều cơ bản hoặc liều bổ sung.


1. Đối tượng được tiêm

Khi tiêm liều cơ bản (mũi 1 và mũi 2), đối tượng được tiêm không chỉ là là người từ đủ 18 tuổi trở lên, mà còn cả những trẻ từ 12 - 17 tuổi. Chiến dịch tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ từ 12 - 17 tuổi đã chính thức được triển khai từ đầu tháng 11/2021 và đã được thực hiện ở tất cả các địa phương theo tinh thần của Công văn số 8688/BYT-DP

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại Công văn 10722, đối tượng được tiêm mũi 3 vắc xin Covid-19 là người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản hoặc liều bổ sung. Trong đó, ưu tiên người có bệnh nền, người cần được chăm sóc dài hạn tại các cơ sở y tế, người từ 50 tuổi trở lên, người trực tiếp xét nghiệm, chăm sóc, điều trị bệnh nhân Covid-19, nhân viên y tế.

Hiện chưa có thông tin văn bản hướng dẫn tiêm vắc xin liều nhắc lại cho người từ đủ 12 - 17 tuổi.

khac biet tiem mui 3 va mui 2

Nhiều khác biệt giữa tiêm mũi 3 và mũi 2 vắc xin Covid-19 (Ảnh minh họa)


2. Loại vắc xin dùng để tiêm

Vẫn theo Công văn 10722, loại vắc xin được sử dụng để tiêm mũi 3 được quy định như sau:

- Nếu mũi 1 và mũi 2 đều tiêm cùng loại vắc xin thì mũi 3 cũng tiêm loại đó.

- Nếu mũi 1 và mũi 2 tiêm khác loại vắc xin thì mũi 3 tiêm bằng vắc xin theo công nghệ mRNA như của Moderna và Pfizer.

- Nếu 1 và mũi 2 đều tiêm vắc xin Sinopharm thì mũi 3 có thể tiêm vắc xin của Moderna, Pfize hoặc vắc xin AstraZeneca.

Còn đối với loại vắc xin dùng để tiêm mũi 2, theo Công văn 6030/BYT-DP, mũi 2 chỉ có thể tiêm:

- Mũi 1 tiêm vắc xin nào thì tốt nhất mũi 2 tiêm vắc xin đó.

- Mũi 1 tiêm AstraZeneca thì mũi 2 có thể tiêm vắc xin Pfizer.

- Mũi 1 tiêm AstraZeneca thì mũi 2 không được tiêm vắc xin Moderna hoặc các vắc xin khác.

- Mũi 1 đã tiêm Sinopharm, Pfizer, Moderna thì mũi 2 chỉ tiêm cùng loại.

Như vậy, nếu như mũi 2, người tiêm Sinopharm chỉ được tiêm cùng loại với mũi 1; thì khi tiêm mũi 3, người đã tiêm Sinopharm không nhất thiết phải tiêm cùng loại, mà có thể tiêm vắc xin của Moderna, Pfilze hoặc vắc xin AstraZeneca.


3. Khoảng cách với mũi tiêm trước

Theo Công văn 10722 của Bộ Y tế, mũi 3 vắc xin Covid-19 cần cách mũi thứ 2 ít nhất là 03 tháng (trước đó, Bộ Y tế quy định khoảng cách này là 06 tháng, nhưng sau đó rút ngắn còn 03 tháng nhằm đối phó với nguy cơ lây lan của biến chủng Omicron).

Trong khi đó, theo Quyết định 3588/QĐ-BYT, khoảng cách mũi 2 với mũi 1 tùy thuộc vào từng loại vắc xin như sau:

- Astrazeneca: Cách nhau 8 - 12 tuần.

- Sputnik V: Cách nhau 03 tuần.

- Pfizer: Cách nhau 03 tuần.

- Vero Cell: Cách nhau 03 - 04 tuần.

- Moderna: Cách nhau 04 tuần.

Công văn số 6030 cũng hướng dẫn thêm, nếu mũi 1 đã tiêm Astrazeneca và mũi 2 tiêm Pfizer/BiNTech thì khoảng cách giữa 2 lần tiêm là 08 - 12 tuần. Còn với các loại vắc xin khác, khoảng cách giữa 02 lần tiêm cần theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Sự khác biệt lớn nhất giữa mũi 3 và mũi 2 vắc xin Covid-19 là mũi 2 là một trong những mũi thuộc liều cơ bản, trong khi đó mũi 3 là mũi nhắc lại.

Trên đây là một số điểm khác biệt giữa tiêm mũi 3 và mũi 2 vắc xin Covid-19. Về phản ứng sau tiêm, tiêm mũi 3 được cho là có phản ứng tương tự như tiêm mũi 2, hơn 60% người cảm thấy mệt mỏi sau khi tiêm (theo thống kê của Mỹ). Nếu còn thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6199

>> Infographic: Cần biết gì về tiêm mũi 3 vắc xin Covid-19?

Đánh giá bài viết:
(3 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục