Hướng dẫn xin cấp giấy đi đường, thẻ đi chợ tại Hà Nội từ 06/9/2021

Theo Chỉ thị 20/CT-UBND, TP. Hà Nội sẽ thực hiện phòng, chống dịch theo 03 vùng từ 06 giờ ngày 06/9/2021 đến 06 giờ ngày 21/9/2021. Vậy trong thời gian này, người dân Hà Nội được cấp giấy đi đường thế nào?

1. Nhóm 1: Các cơ quan, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị, công vụ, ngoại giao, quốc tế:

a. Đối tượng: (1) Cán bộ, công chức, công vụ làm việc tại các cơ quan Đảng, Nhà nước, Chính quyền, lực lượng vũ trang, MTTQ, đoàn thể, chính trị xã hội đóng trên địa bàn Thành phố (bao gồm cả các cơ quan trực thuộc và tương đương); (2) Cán bộ, người lao động làm việc tại các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế.

b. Thẩm quyền cấp Giấy đi đường: Do Thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm duyệt, cấp theo đúng đối tượng quy định tại Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ.

huong dan xin cap giay di duong

Hướng dẫn xin cấp giấy đi đường, thẻ đi chợ tại Hà Nội từ 06/9/2021 (Ảnh minh họa)


2. Nhóm 2: Các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ công tác trong lĩnh vực dịch vụ công ích thiết yếu:

a. Đối tượng: Cán bộ, công chức, công vụ, công nhân viên, người lao động trực tiếp thực hiện các hoạt động dịch vụ công ích thiết yếu.

b. Thẩm quyền cấp Giấy đi đường: Phòng Cảnh sát giao thông Công an Thành phố.

c. Quy trình cấp:

- Bước 1: Cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực (Sở quản lý theo chuyên ngành, lĩnh vực hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp. Ví dụ: Sở Thông tin và Truyền thông quản lý doanh nghiệp lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin; Sở giao thông quản lý doanh nghiệp vận tải; Sở Công thương quản lý doanh nghiệp lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, siêu thị…).

Thủ trưởng các tổ chức, doanh nghiệp trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ công tác trong lĩnh vực dịch vụ công ích thiết yếu cử 01 cán bộ đại diện cơ quan, đơn vị làm việc trực tiếp với cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực để cung cấp các thông tin, danh sách các cá nhân, người lao động, người điều khiển phương tiện mô tô, người điều khiển ô tô theo Biểu mẫu của Công an Thành phố (Danh sách cá nhân - Biểu mẫu số 01; Danh sách người điều khiển xe mô tô, danh sách người điều khiển xe ô tô: mỗi loại lập riêng theo Biểu mẫu số 02) để đề nghị xem xét cấp giấy đi đường có mã nhận diện.

- Bước 2: Gửi danh sách đề nghị cấp Giấy đi đường

Cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực tổng hợp danh sách cá nhân, người lao động, người điều khiển phương tiện mô tô, người điều khiển ô tô đề nghị cấp giấy đi đường của các cơ quan, tổ chức có nhu cầu kèm theo các Biểu mẫu của Công an Thành phố, gửi Phòng Cảnh sát Giao thông (qua thư điện tử đã xác thực trên hệ thống) để duyệt, cấp Giấy đi đường có mã nhận diện.

-  Bước 3: Duyệt Giấy đi đường

Căn cứ vào danh sách đã được duyệt của Cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực, Phòng Cảnh sát Giao thông cấp Giấy đi đường.

- Bước 4: Cấp Giấy đi đường

+ Đối với Giấy đi đường có mã nhận diện của phương tiện và người điều khiển ô tô: Phòng Cảnh sát giao thông gửi tới Cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực (qua thư điện tử đã được hệ thống xác nhận). Cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực chuyển Giấy đi đường có mã nhận diện cho các các tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị, cơ quan, cá nhân có nhu cầu đã được phê duyệt để tổ chức in, cấp Giấy đi đường và sử dụng.

- Đối với Giấy đi đường có mã nhận diện cho người điều khiển mô tô: Phòng Cảnh sát giao thông in, ký, đóng dấu và gửi tới Cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực để gửi trả cho các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu đã được phê duyệt.

3. Nhóm 3: Các cơ quan, tổ chức trực tiếp thực hiện, tham gia công tác phòng chống dịch: 

a. Đối tượng: Cán bộ, công chức, công vụ, công nhân viên, người lao động trực tiếp thực hiện tham gia công tác phòng chống dịch.

b. Thẩm quyền cấp Giấy đi đường: Do Thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm duyệt, cấp theo đúng đối tượng quy định tại Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ.

4. Nhóm 4: Các cơ quan báo chí, truyền thông: 

a. Đối tượng: Cán bộ, người lao động làm việc tại các cơ quan báo chí, truyền thông.

b. Thẩm quyền cấp Giấy đi đường: Do Thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm duyệt, cấp theo đúng đối tượng quy định tại Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ.

5. Nhóm 5: Đối với các trường hợp cá nhân có nhu cầu lưu thông trên đường:

(1) Cá nhân đi mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, đồ dùng thiết yếu: Do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn duyệt, cấp Thẻ mua hàng thiết yếu theo đúng đối tượng quy định.

(2) Cá nhân đi thực hiện các dịch vụ y tế bắt buộc (cấp cứu, khám chữa bệnh và mua thuốc định kỳ; đi tiêm vắc-xin và xét nghiệm Covid-19; người chăm sóc người bệnh và người xuất viện về): Không áp dụng Giấy đi đường, cá nhân chỉ cần mang theo Giấy tờ chứng minh kèm theo CCCD (CMTND).

(3) Cá nhân đi sân bay theo vé; cá nhân đi đến các cơ quan ngoại giao theo giấy hẹn của cơ quan ngoại giao; cá nhân đến Tòa án theo giấy triệu tập của Tòa án: Không áp dụng Giấy đi đường, cá nhân chỉ cần mang theo Giấy tờ chứng minh kèm theo CCCD (CMTND) và Giấy xét nghiệm âm tính với Covid-19 trong vòng 72 giờ.

6. Nhóm 6: Các tổ chức, cá nhân và các trường hợp cấp thiết khác phục vụ thực hiện các hoạt động công vụ, công ích thiết yếu:

a. Đối tượng: Các cá nhân, người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và các trường hợp cấp thiết khác phục vụ thực hiện các hoạt động công vụ, công ích thiết yếu.

b. Thẩm quyền cấp Giấy đi đường: Công an xã, phường, thị trấn.

c. Quy trình:

-  Bước 1: Cung cấp thông tin

Thủ trưởng các đơn vị cử 01 cán bộ đại diện làm việc trực tiếp với Công an xã/phường/thị trấn để cung cấp thông tin cần thiết theo quy định, cung cấp địa chỉ thư điện tử và thực hiện việc xác thực thư điện tử trên hệ thống với Ủy ban nhân dân xã/phường, thị trấn.

-  Bước 2: Gửi danh sách đề nghị cấp Giấy đi đường

Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức lập danh sách cán bộ, công chức, công vụ đề nghị cấp Giấy đi đường (theo biểu mẫu số 03) và các tài liệu có liên quan gửi về Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn qua địa chỉ thư điện tử đã xác thực trên hệ thống.

-  Bước 3: Duyệt Giấy đi đường

Trên cơ sở danh sách đề nghị của các cơ quan, tổ chức; căn cứ vào diện các đối tượng theo quy định, Ủy ban nhân dân các xã/phường/thị trấn duyệt danh sách cấp Giấy đi đường và chuyển cho Công an xã/phường/thị trấn cấp Giấy đi đường có mã nhận diện (ký, đóng dấu).

-  Bước 4: Cấp Giấy đi đường

Công an xã/phường/thị trấn trực tiếp gửi Giấy đi đường có mã nhận diện tới các cơ quan, tổ chức theo địa chỉ đăng ký. 

Công an Hà Nội cũng lưu ý, cá nhân sau khi được cấp Giấy đi đường/ Thẻ đi mua hàng thiết yếu chủ động khai báo y tế qua Website: https://suckhoe.dancuquocgia.gov.vn trước khi ra đường, tham gia giao thông.

Theo Công an Thành phố Hà Nội

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người dân đặt ra khi các tỉnh, thành phố đang thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập lại đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay “Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?” không trong bài viết dưới đây.

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Từ 01/01/2025 mức phạt đối với hành vi vượt đèn đỏ tăng nặng. Người điều khiển phương tiện cũng cẩn thận, “dè chừng” hơn khi lưu thông. Một trong những vướng mắc nhiều người gửi về LuatVietnam đó là vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị phạt?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cần phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Dưới đây là thông tin về mức xử phạt đối với người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện.

Bị lây nhiễm Covid-19 khi làm việc có được coi là tai nạn lao động?

Bị lây nhiễm Covid-19 khi làm việc có được coi là tai nạn lao động?

Bị lây nhiễm Covid-19 khi làm việc có được coi là tai nạn lao động?

Để không làm đứt gãy chuỗi sản xuất, nhiều doanh nghiệp đã áp dụng mô hình “3 tại chỗ”. Tuy nhiên mô hình này cũng tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm chéo nếu không đảm bảo giãn cách. Vậy công nhân không may nhiễm Covid-19 khi làm việc có được coi là tai nạn lao động?