Hướng dẫn xây dựng thang lương, bảng lương năm 2019

Chính phủ đã chính thức ban hành Nghị định điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng năm 2019. Thời điểm này, các doanh nghiệp cần chuẩn bị xây dựng thang lương, bảng lương cho năm tới theo mức lương tối thiểu vùng mới.


Nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương 2019

Theo Điều 93 của Bộ luật Lao động hiện hành năm 2012, các doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động và thỏa thuận mức lương ghi trong hợp đồng lao động.

Nghị định 49/2013/NĐ-CP quy định một số nguyên tắc khi xây dựng thang, bảng lương như sau:

- Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đơn giản nhất trong điều kiện bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng;

- Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng;

- Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương làm việc trong điều kiện bình thường.

Như vậy, khi Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng, doanh nghiệp cần điều chỉnh lại thang, bảng lương của người lao động trong doanh nghiệp để đảm bảo đúng nguyên tắc nêu trên.

Theo Nghị định 157/2018/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành, mức lương tối thiểu vùng năm 2019 được điều chỉnh như sau:

- Vùng 1: Mức 4,18 triệu đồng/tháng;

- Vùng 2: Mức 3,71 triệu đồng/tháng;

- Vùng 3: Mức 3,25 triệu đồng/tháng;

- Vùng 4: Mức 2,92 triệu đồng/tháng.

Hướng dẫn xây dựng thang lương, bảng lương năm 2019

Hướng dẫn xây dựng thang lương, bảng lương năm 2019 (Ảnh minh họa)

Các bước xây dựng thang lương, bảng lương 2019

Việc xây dựng thang lương, bảng lương 2019 trong các doanh nghiệp có thể được thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Cập nhật mức lương tối thiểu vùng

Do thang lương, bảng lương được xây dựng trên cơ sở mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định, nên trước tiên, các doanh nghiệp cần phải cập nhật mức lương tối thiểu vùng theo Nghị định 157/2018/NĐ-CP áp dụng đối với doanh nghiệp của mình.

Bước 2: Thống kê các chức danh, công việc chuyên môn trong doanh nghiệp

Bước tiếp theo trong quá trình xây dựng thang lương, bảng lương là xác định, thống kê các công việc theo từng chức danh đang sử dụng trong doanh nghiệp để phục vụ cho việc phân nhóm chức danh ở bước tiếp theo.

Bước 3: Phân nhóm các chức danh công việc

Các công việc có cùng yêu cầu trình độ đào tạo thì xếp cùng một chức danh, đồng thời xem xét thêm các yếu tố khác như kinh nghiệm làm việc, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ…

Bước 4: Thiết kế mức lương tương ứng

Sau khi phân nhóm các chức danh công việc, cần thiết kế mức lương tương ứng cho từng nhóm dựa theo nguyên tắc như nêu trên.

Bước 5: Tham khảo ý kiến của công đoàn

Khi xây dựng thang lương, bảng lương, doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện.

Bước 6: Gửi thang lương, bảng lương đến Phòng LĐTBXH

Sau khi hoàn thành việc xây dựng thang lương, bảng lương 2019, doanh nghiệp phải thang lương, bảng lương này đến Phòng Lao động Thương binh và Xã hội nơi đặt cơ sở sản xuất kinh doanh.


Xem thêm:

Ai sẽ được tăng lương trong năm 2019?
Doanh nghiệp cần làm gì khi tăng lương tối thiểu vùng?
Tác động của tăng lương tối thiểu vùng đến người lao động

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

[Tổng hợp] Mức phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự

[Tổng hợp] Mức phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự

[Tổng hợp] Mức phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự

Lừa đảo là hành vi được thực hiện bằng các thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác. Hiện nay, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự với 4 khung hình phạt tùy theo mức độ vi phạm.

[Tổng hợp] 8 căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự

[Tổng hợp] 8 căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự

[Tổng hợp] 8 căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự

Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng, đây là giai đoạn cơ quan có thẩm quyền xem xét có hay không có dấu hiệu tội phạm để thực hiện khởi tố. Hiện nay, có 8 căn cứ không khởi tố được quy định tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015.

[Tổng hợp] Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015

[Tổng hợp] Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015

[Tổng hợp] Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015

Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được xem là một trong những căn cứ để Tòa án quyết định mức phạt cụ thể tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Vậy Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như thế nào?

Không đóng BHXH có được hưởng chế độ tai nạn lao động?

Không đóng BHXH có được hưởng chế độ tai nạn lao động?

Không đóng BHXH có được hưởng chế độ tai nạn lao động?

Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cũng như ốm đau hay thai sản là những chế độ cơ bản của chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc. Trong trường hợp người lao động không đóng BHXH mà bị tai nạn lao động thì quyền lợi của họ được giải quyết như thế nào?