Hướng dẫn xây dựng bảng lương năm 2018 cho doanh nghiệp

Từ năm 2018, mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc tại các doanh nghiệp đã được điều chỉnh. Căn cứ vào mức lương này, các doanh nghiệp cần rà soát và đăng ký xây dựng thang lương, bảng lương…

Doanh nghiệp phải đăng ký lại bảng lương khi lương tối thiểu vùng thay đổi

Theo Điều 93 Bộ luật Lao động năm 2012, người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.

Khoản 1 Điều 7 Nghị định 49/2013/NĐ-CP cũng nêu rõ, căn cứ vào tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, doanh nghiệp xây dựng và quyết định thang lương, bảng lương đối với lao động quản lý, lao động chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân trực tiếp sản xuất, kinh doanh, phục vụ.

Khi Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng, doanh nghiệp có trách nhiệm rà soát, sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương cho phù hợp, bảo đảm các quy định của pháp luật lao động.


Căn cứ vào lương tối thiểu, doanh nghiệp xây dựng bảng lương năm 2018

Trong khi đó, theo Nghị định 141/2017/NĐ-CP, từ ngày 01/01/2018, mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở các doanh nghiệp sẽ được điều chỉnh lại như sau:

- Mức 3,98 triệu đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.

- Mức 3,53 triệu đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.

- Mức 3,09 triệu đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.

- Mức 2,76 triệu đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.

Nguyên tắc xây dựng bảng lương

Số lượng bậc lương phụ thuộc vào cách xây dựng của từng doanh nghiệp nhưng phải thỏa mãn các điều kiện sau:

Mức lương thấp nhất (lương bậc 1): Không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng; Lao động đã qua đào tạo, học nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng. Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; Công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, phát triển tài năng nhưng ít nhất bằng 5%.


Khi xây dựng bảng lương, DN cần tuân theo nguyên tắc

Thủ tục gửi thang lương, bảng lương của doanh nghiệp

Căn cứ vào mức lương tối thiểu vùng đã được điều chỉnh và hướng dẫn tại Quyết định số 1858/QĐ-LĐTBXH năm 2015, doanh nghiệp gửi hồ sơ xây dựng thang lương, bảng lương cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:

- Công văn đề nghị đăng ký hệ thống thang lương, bảng lương

- Quyết định ban hành hệ thống thang, bảng lương

- Biên bản thông qua hệ thống thang lương, bảng lương trong doanh nghiệp

- Bảng hệ thống thang lương, bảng lương áp dụng trong doanh nghiệp

- Bảng quy định các tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng đối với từng chức danh hoặc nhóm chức danh nghề, công việc trong thang lương, bảng lương

- Quy chế tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp

- Một số giấy tờ liên quan khác

Hồ sơ được làm thành 02 bộ, doanh nghiệp lưu lại 01 bộ và gửi 01 bộ đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục