Hướng dẫn giá tính thuế, phí với tài sản thừa kế, quà tặng

Rất nhiều người băn khoăn rằng khi nhận thừa kế, tặng cho là nhà, đất… mà phải chịu thuế, phí khi đăng ký sang tên quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giá tài sản thừa kế, quà tặng để áp thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ nhà, đất được tính ra sao?.


Một vấn đề được điều chỉnh bởi nhiều quy định khác nhau

Giá tính lệ phí trước bạ (LPTB) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đối với thu nhập từ thừa kế, quà tặng là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hiện được quy định tại các văn bản sau:

Theo điểm d khoản 1 Điều 16 Thông tư 111/2013/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 19 Thông tư 92/2015/TT-BTC) về căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ thừa kế, quà tặng:

“d) Đối với thừa kế, quà tặng là các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng với cơ quan quản lý Nhà nước: Giá trị tài sản được xác định trên cơ sở bảng giá tính lệ phí trước bạ do UBND cấp tỉnh quy định tại thời điểm cá nhân làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản thừa kế, quà tặng.

Trường hợp cá nhân nhận thừa kế, quà tặng là tài sản nhập khẩu và cá nhân nhận thừa kế, quà tặng phải nộp các khoản thuế liên quan đến việc nhập khẩu tài sản thì giá trị tài sản để làm căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân đối với thừa kế quà tặng là giá tính lệ phí trước bạ do UBND cấp tỉnh quy định tại thời điểm làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản trừ (-) các khoản thuế ở khâu nhập khẩu mà cá nhân tự nộp theo quy định.”

Hướng dẫn giá tính thuế, phí với tài sản thừa kế, quà tặng

Hướng dẫn về giá tính thuế, phí với tài sản thừa kế, quà tặng (Ảnh minh họa)


Điểm 2 Điều 6 Nghị định 140/2016/NĐ-CP quy định về giá tính lệ phí trước bạ đối với tài sản khác lại xác định:

a) Giá tính lệ phí trước bạ đối với tài sản khác là giá chuyển nhượng tài sản thực tế trên thị trường.

Giá chuyển nhượng tài sản thực tế trên thị trường được căn cứ vào hóa đơn bán hàng hợp pháp; giá thành sản phẩm (đối với tài sản tự sản xuất, chế tạo để tiêu dùng); trị giá tính thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về hải quan, cộng (+) thuế nhập khẩu, cộng (+) thuế tiêu thụ đặc biệt, cộng (+) thuế giá trị gia tăng (nếu có) (đối với tài sản nhập khẩu).

Riêng đối với tài sản đã qua sử dụng (trừ tài sản đã qua sử dụng nhập khẩu) thì giá tính lệ phí trước bạ được xác định căn cứ vào thời gian đã sử dụng và giá trị còn lại của tài sản.

b) Bộ Tài chính ban hành Bảng giá tính lệ phí trước bạ theo quy định tại điểm a khoản này để làm căn cứ tính lệ phí trước bạ đối với tài sản quy định tại khoản 6, khoản 7 Điều 2 Nghị định này và vỏ, tổng thành khung, tổng thành máy của tài sản quy định tại khoản 6, khoản 7 Điều 2 Nghị định này…”

Nhưng điểm a khoản 3 Điều 3 Thông tư 301/2016/TT-BTC lại có hướng dẫn khác về giá tính lệ phí trước bạ. Cụ thể:

a) Giá tính lệ phí trước bạ đối với tài sản khác là giá chuyển nhượng tài sản thực tế trên thị trường.

a.1) Giá chuyển nhượng tài sản thực tế trên thị trường được căn cứ vào hóa đơn bán hàng hợp pháp là tổng giá thanh toán của tài sản bao gồm các khoản thuế, phí có liên quan đối với tài sản mua bán chuyển nhượng.

Đối với tài sản của tổ chức, cá nhân không kinh doanh khi chuyển nhượng tài sản cho các tổ chức, cá nhân khác thì giá chuyển nhượng tài sản thực tế được căn cứ vào Quyết định bán hoặc Hợp đồng mua bán có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực.

a.2) Đối với tài sản tự sản xuất, chế tạo để tiêu dùng là giá thành sản phẩm;

a.3) Đối với tài sản nhập khẩu trực tiếp là trị giá tính thuế nhập khẩu trên tờ khai hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan, cộng (+) thuế nhập khẩu, cộng (+) thuế tiêu thụ đặc biệt, cộng (+) thuế giá trị gia tăng (nếu có)...”

Áp dụng quy định nào mới đúng luật?

Khoản 2, 3 Điều 83 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 quy định rõ:

“…2. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.

3. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau.”

Như vậy, việc xác định giá tính thuế TNCN đối với thu nhập từ thừa kế, quà tặng là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng được thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 301/2016/TT-BTC.

Riêng giá tính thuế TNCN đối với thu nhập từ tài sản thừa kế, quà tặng là ô tô, xe máy phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 304/2016/TT-BTC và các Quyết định sửa đổi, bổ sung Bảng giá tính LPTB của Bộ Tài chính.

Vấn đề này đã được Tổng cục Thuế khẳng định tại Công văn 3811/TCT-TNCN ngày 23/08/2017.

Xem thêm:

Luật Phí và lệ phí: 7 điểm cần biết trong năm 2018

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn cách ủng hộ, quyên góp cho đồng bào vùng lũ lụt miền Bắc

Hướng dẫn cách ủng hộ, quyên góp cho đồng bào vùng lũ lụt miền Bắc

Hướng dẫn cách ủng hộ, quyên góp cho đồng bào vùng lũ lụt miền Bắc

Tình hình mưa lũ tại các tỉnh miền Bắc đang diễn biến phức tạp. Điều không ai mong muốn đã xảy ra là hiện đã có nhiều thiệt hại về người và tài sản. Ngay lúc này, nhiều người trên cả nước cũng như kiều bào ở nước ngoài đều hướng về miền Bắc, đều muốn chung tay đóng góp, ủng hộ mong miền Bắc sớm vượt qua thiên tai.