Hướng dẫn thủ tục ủy quyền rút BHXH một lần

Khi không thể tự mình làm hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần, người lao động thường tìm cách làm thủ tục ủy quyền rút BHXH để nhờ người quen rút hộ. Vậy thủ tục này được tiến hành thế nào?


1. Mẫu giấy ủy quyền rút BHXH 1 lần mới nhất

Để ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục rút BHXH 1 lần, người lao động phải lập giấy ủy quyền theo mẫu 13-HSB được ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

GIẤY ỦY QUYỀN

I. Người ủy quyền:

Họ và tên: ................................., sinh ngày ....... /...... /..........

Mã số BHXH: .......................................................................

Loại chế độ được hưởng: ......................................................

Số điện thoại liên hệ: ............................................................

Số CMND/số Căn cước công dân/số hộ chiếu/: ............ do ............... cấp ngày ..../..../....

Nơi cư trú (1): .......................................................................

II. Người được ủy quyền:

Họ và tên: ........................................, sinh ngày ......... /........ /..........

Số CMND/số Căn cước công dân/số hộ chiếu/: ............ do ............... cấp ngày ..../..../....

Nơi cư trú (1): ....................................................................

Số điện thoại: ....................................................................

III. Nội dung ủy quyền (2):

.......................................................................................................................................................................................................................

IV: Thời hạn ủy quyền (3): ..........................................

Chúng tôi cam kết chấp hành đúng nội dung ủy quyền như đã nêu ở trên.

Trong trường hợp người ủy quyền (người hưởng chế độ) xuất cảnh trái phép hoặc bị Tòa án tuyên bố là mất tích hoặc bị chết hoặc có căn cứ xác định việc hưởng BHXH không đúng quy định của pháp luật thì Tôi là người được ủy quyền cam kết sẽ thông báo kịp thời cho đại diện chi trả hoặc BHXH cấp huyện. Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật và hoàn trả lại tiền nếu không thực hiện đúng cam kết./.

..., ngày ... tháng ... năm ....

Chứng thực chữ ký
‎ của người ủy quyền (4)

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

..., ngày ... tháng ... năm ...

Người ủy quyền

(Ký, ghi rõ họ tên)

..., ngày ... tháng ... năm ....

Người được ủy quyền

(Ký, ghi rõ họ tên)


2. Thủ tục ủy quyền rút BHXH 1 lần

Căn cứ Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, thủ tục ủy quyền rút BHXH 1 lần được tiến hành như sau:

Bước 1: Lập văn bản ủy quyền.

Người lao động tải mẫu giấy ủy quyền nêu trên và điền đầy đủ các thông tin yêu cầu.

Lưu ý: Người được ủy quyền phải là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.

Bước 2: Chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền tại cơ quan có thẩm quyền:

- Cơ quan thực hiện chứng thực chữ ký:

+ Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

+ Ủy ban nhân dân cấp xã.

+ Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng.

Lưu ý: Việc chứng thực chữ ký không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực.

- Người lao động có nhu cầu rút BHXH 1 lần và người được ủy quyền phải đến trực tiếp trụ sở các cơ quan kể trên, xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hạn.

Bước 3: Các bên ký tên vào giấy ủy quyền trước người có thẩm quyền.

Sau khi kiểm tra giấy tờ thấy đã đủ theo quy định, đồng thời người yêu cầu chứng thực minh mẫn, nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì cán bộ Phòng Tư pháp cấp huyện; cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã; công chứng viên của Phòng công chứng, Văn phòng công chứng yêu cầu các bên ký tên lên giấy ủy quyền trước mặt họ.

Bước 4: Người thực hiện chứng thực ghi đầy đủ lời chứng chứng thực chữ ký; ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức.

Thời hạn thực hiện: Ngay trong ngày cơ quan, tổ chức tiếp nhận yêu cầu hoặc trong ngày làm việc tiếp theo, nếu tiếp nhận yêu cầu sau 15 giờ.

Giấy ủy quyền có đầy đủ chữ ký của các bên và được chứng thực bởi cơ quan có thẩm quyền mới được coi là hợp lệ để sử dụng trong quá trình rút BHXH 1 lần.

Bước 5: Nhận giấy ủy quyền đã được chứng thực chữ ký.

Chi phí: 10.000 đồng/trường hợp (theo Quyết định số 1024/QĐ-BTP năm 2018).

Thủ tục ủy quyền rút BHXH 1 lần thực hiện thế nào? (Ảnh minh họa)

3. Thủ tục lãnh BHXH 1 lần thông qua người ủy quyền

Căn cứ Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 và Quyết định 222/QĐ-BHXH năm 2021, thủ tục lãnh BHXH 1 lần thông qua người ủy quyền được thực hiện như sau:

Bước 1: Người được ủy quyền nộp 01 bộ hồ sơ cho cơ quan BHXH nơi người lao động có nhu cầu nhận BHXH 1 lần đang cư trú.

* Hồ sơ bao gồm:

- Bản chính giấy ủy quyền theo mẫu 13-HSB, xuất trình thêm Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc giấy tờ tùy thân có ảnh.

- Bản chính Sổ bảo hiểm xã hội.

- Bản chính Đơn đề nghị rút BHXH 1 lần theo mẫu số 14-HSB.

- Trường hợp người lao động ra nước ngoài để định cư: Chuẩn bị thêm bản sao Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được chứng thực/công chứng của một trong các giấy tờ sau đây:

  • Hộ chiếu nước ngoài cấp.
  • Thị thực của cơ quan nước ngoài cấp, trong đó có xác nhận về việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư.
  • Giấy tờ xác nhận đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài cấp.

- Trường hợp người lao động bị mắc những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như: Chuẩn bị thêm trích sao/tóm tắt hồ sơ bệnh án; nếu bị mắc các bệnh khác thì thay bằng Biên bản giám định mức suy giảm sức khỏe từ 81% trở lên của Hội đồng giám định y khoa, trong đó thể hiện tình trạng không tự phục vụ được.

- Trường hợp thanh toán phí giám đinh y khoa: Chuẩn bị thêm hóa đơn, chứng từ thu phí giám định kèm theo bảng kê các nội dung giám định (bản chính).

- Trường hợp người lao động có thời gian phục vụ trong Quân đội trước ngày 01/01/2007 tại địa bàn có hưởng phụ cấp khu vực mà không được thể hiện đầy đủ tại mã sổ BHXH: Chuẩn bị thêm bản chính Bản khai cá nhân về thời gian, địa bàn phục vụ trong Quân đội có hưởng phụ cấp khu vực theo mẫu Mẫu số 04B - HBQP ban hành kèm theo Thông tư 136/2020/TT-BQP.

* Hình thức nộp: Qua bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan BHXH.

Bước 2: Chờ cơ quan BHXH giải quyết hồ sơ.

Thời hạn giải quyết: Tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định.

Bước 3: Nhận kết quả giải quyết chế độ BHXH 1 lần.

Người lao động nhận tiền chế độ BHXH 1 lần theo hình thức mà mình đã đăng ký trong đơn đề nghị rút BHXH 1 lần (trực tiếp tại cơ quan BHXH, thông qua bưu điện, thông qua tài khoản tài khoản ngân hàng).

Hoặc người được ủy quyền trực tiếp nhận tiền BHXH 1 lần thay cho người lao động.

Trên đây là những hướng dẫn về thủ tục ủy quyền rút BHXH. Nếu còn vướng mắc về thủ tục này, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam tư vấn chi tiết.

span { white-space: pre-wrap; } p.pt-Normal { margin-bottom: 0; text-align: center; font-family: 'Times New Roman', 'serif'; font-size: 14pt; line-height: 108%; margin-top: 0; margin-left: 0; margin-right: 0; } span.pt-DefaultParagraphFont { font-family: 'Times New Roman', 'serif'; font-size: 14pt; font-style: normal; font-weight: bold; margin: 0; padding: 0; } p.pt-Normal-000000 { margin-bottom: 0; margin-left: 0; margin-right: 0; text-indent: 0.08in; text-align: center; font-family: 'Times New Roman', 'serif'; font-size: 14pt; line-height: 108%; margin-top: 0; } p.pt-Normal-000001 { margin-top: 6pt; margin-bottom: 6pt; margin-right: 0; text-indent: 0.13in; text-align: center; font-family: 'Times New Roman', 'serif'; font-size: 14pt; line-height: 108%; margin-left: 0; } span.pt-000002 { font-size: 14pt; font-style: normal; font-weight: bold; margin: 0; padding: 0; } p.pt-Normal-000003 { margin-top: 6pt; margin-bottom: 6pt; margin-right: 0; text-indent: 0.49in; text-align: justify; font-family: 'Times New Roman', 'serif'; font-size: 14pt; line-height: 108%; margin-left: 0; } span.pt-DefaultParagraphFont-000004 { font-family: 'Times New Roman', 'serif'; font-size: 14pt; font-style: normal; font-weight: normal; margin: 0; padding: 0; } p.pt-Normal-000005 { margin-top: 6pt; margin-bottom: 6pt; margin-left: 0.49in; margin-right: 0; text-align: justify; font-family: 'Times New Roman', 'serif'; font-size: 14pt; line-height: 108%; } span.pt-DefaultParagraphFont-000006 { font-family: 'Times New Roman', 'serif'; font-size: 13pt; font-style: normal; font-weight: normal; margin: 0; padding: 0; } p.pt-Normal-000007 { margin-bottom: 0; margin-right: 0; text-indent: 0.49in; text-align: justify; font-family: 'Times New Roman', 'serif'; font-size: 13pt; line-height: 108%; margin-top: 0; margin-left: 0; } span.pt-000008 { font-size: 13pt; font-style: normal; font-weight: normal; margin: 0; padding: 0; } table.pt-000009 { border-collapse: collapse; border: none; margin-left: 0; margin-bottom: .001pt; } tr.pt-000010 { height: 1.18in; } td.pt-000011 { vertical-align: top; width: 192.3pt; border-top: none; border-right: none; padding-right: 5.4pt; border-bottom: none; border-left: none; padding-left: 5.4pt; padding-top: 0; padding-bottom: 0; } p.pt-Normal-000012 { margin-bottom: 0; margin-left: 0; margin-right: 0; text-indent: 0.08in; text-align: center; font-family: 'Times New Roman', 'serif'; font-size: 13pt; line-height: 108%; margin-top: 0; } span.pt-DefaultParagraphFont-000013 { font-family: 'Times New Roman', 'serif'; font-size: 13pt; font-style: italic; font-weight: normal; margin: 0; padding: 0; } p.pt-Normal-000014 { margin-bottom: 0; text-align: center; font-family: 'Times New Roman', 'serif'; font-size: 13pt; line-height: 108%; margin-top: 0; margin-left: 0; margin-right: 0; } span.pt-DefaultParagraphFont-000015 { font-family: 'Times New Roman', 'serif'; font-size: 13pt; font-style: normal; font-weight: bold; margin: 0; padding: 0; } span.pt-DefaultParagraphFont-000016 { font-size: 13pt; font-style: normal; font-weight: bold; margin: 0; padding: 0; } p.pt-Normal-000017 { margin-bottom: 0; font-family: 'Times New Roman', 'serif'; font-size: 13pt; line-height: 108%; margin-top: 0; margin-left: 0; margin-right: 0; } span.pt-DefaultParagraphFont-000018 { font-family: 'Times New Roman', 'serif'; font-size: 13pt; letter-spacing: 0; font-style: italic; font-weight: normal; margin: 0; padding: 0; } td.pt-000019 { vertical-align: top; width: 177.4pt; border-top: none; border-right: none; padding-right: 5.4pt; border-bottom: none; border-left: none; padding-left: 5.4pt; padding-top: 0; padding-bottom: 0; } td.pt-000020 { vertical-align: top; width: 197.35pt; border-top: none; border-right: none; padding-right: 5.4pt; border-bottom: none; border-left: none; padding-left: 5.4pt; padding-top: 0; padding-bottom: 0; } p.pt-Normal-000021 { margin-bottom: 0; margin-left: 0; margin-right: 0; text-indent: -0.02in; text-align: center; font-family: 'Times New Roman', 'serif'; font-size: 13pt; line-height: 108%; margin-top: 0; } span.pt-000022 { font-size: 13pt; font-style: italic; font-weight: normal; margin: 0; padding: 0; } p.pt-Normal-000023 { margin-top: 6pt; line-height: 115.0%; margin-bottom: 6pt; font-family: Calibri; font-size: 13pt; margin-left: 0; margin-right: 0; }
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục