Hướng dẫn quản lý, sử dụng con dấu doanh nghiệp

Con dấu là một loại tài sản của doanh nghiệp, việc quản lý, sử dụng con dấu giữ một vai trò quan trọng và cần tuân theo một số quy định.

Doanh nghiệp được chủ động khắc con dấu

Về hình thức, nội dung, số lượng con dấu:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp mới nhất năm 2014, doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu. Nội dung con dấu phải thể hiện được các thông tin: tên doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp.

Mẫu con dấu doanh nghiệp được thể hiện dưới một hình thức cụ thể (hình tròn, hình đa giác hoặc hình dạng khác). Mỗi doanh nghiệp có một mẫu con dấu thống nhất về nội dung, hình thức và kích thước.

Hướng dẫn quản lý, sử dụng con dấu doanh nghiệp

Hướng dẫn quản lý, sử dụng con dấu doanh nghiệp (Ảnh minh họa)

Về thời điểm có hiệu lực của con dấu doanh nghiệp:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, trước khi sử dụng, thay đổi, hủy mẫu con dấu, thay đổi số lượng con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện đặt trụ sở để đăng tải thông báo về mẫu con dấu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Nội dung thông báo bao gồm:

a) Tên, mã số, địa chỉ trụ sở của doanh nghiệp hoặc chi nhánh hoặc văn phòng đại diện;

b) Số lượng con dấu, mẫu con dấu, thời điểm có hiệu lực của mẫu con dấu.

Theo đó, thời điểm có hiệu lực của con dấu là do doanh nghiệp tự quyết định; tuy nhiên. Lưu ý, trước khi sử dụng, doanh nghiệp phải gửi thông báo mẫu dấu cho cơ quan đăng ký kinh đoanh để đăng tải công khai trên Cổng Thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Như vậy, doanh nghiệp đã có thể tự làm lấy con dấu hoặc sử dụng dịch vụ khắc dấu trên thị trường.

Việc quản lý, sử dụng con dấu

Theo Điều 15 Nghị định 96/2015/NĐ-CP, con dấu doanh nghiệp được quản lý và sử dụng theo quy định sau:

- Các doanh nghiệp đã thành lập trước 01/07/2015 tiếp tục sử dụng con dấu đã được cấp cho doanh nghiệp mà không phải thông báo mẫu con dấu cho cơ quan đăng ký kinh doanh.

Trường hợp doanh nghiệp làm thêm con dấu, thay đổi màu mực dấu thì thực hiện thủ tục thông báo mẫu con dấu theo quy định về đăng ký doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp đã thành lập trước 01/7/2015 làm con dấu mới theo quy định tại Nghị định này thì phải nộp lại con dấu và Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho cơ quan công an nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu.

Cơ quan công an cấp giấy biên nhận đã nhận lại con dấu tại thời điểm tiếp nhận lại con dấu của doanh nghiệp.

- Trường hợp doanh nghiệp đã thành lập trước 01/7/2015 bị mất con dấu, mất Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu thì doanh nghiệp được làm con dấu theo quy định tại Nghị định này.

Đồng thời, thông báo việc mất con dấu, mất Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho cơ quan công an nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu.

Xem thêm:

Đăng ký kinh doanh 2019: 12 thay đổi nhất định phải biết

10 điểm đáng chú ý của Luật Doanh nghiệp 2014

7 lợi thế khi thành lập doanh nghiệp trong năm 2018

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục