Hướng dẫn mua bảo hiểm y tế theo hộ gia đình

Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) theo hộ gia đình là tất cả những người có tên trong sổ hộ khẩu, trừ những người đã có thẻ BHYT và những người đã khai báo tạm vắng.

Từ khi Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 chính thức có hiệu lực, khái niệm BHYT tự nguyện không còn, thay vào đó là quy định về BHYT theo hộ gia đình. Dưới đây là hướng dẫn mua BHYT theo hộ gia đình 2018.

Hướng dẫn mua bảo hiểm y tế theo hộ gia đình 2018 (Ảnh minh họa)

Giá mua BHYT hộ gia đình năm 2018 bao nhiêu?

Khoản 3 Điều 13 Luật Bảo hiểm y tế quy định mức đóng BHYT hàng tháng của người thứ nhất bằng tối đa 6% lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Từ 1/7/2018, mức lương cơ sở điều chỉnh tăng từ 1,3 triệu đồng/tháng lên 1,39 triệu đồng/tháng theo Nghị định 72/2018/NĐ-CP, do đó, mức đóng BHYT theo hộ gia đình như sau:

Mức đóng

Từ 1/1/2018 – 30/6/2018

Từ 1/7/2018 trở đi

Người thứ nhất

58.500 đồng/tháng

62.550 đồng/tháng

Người thứ hai

40.950 đồng/tháng

43.750 đồng/tháng

Người thứ ba

35.100 đồng/tháng

37.530 đồng/tháng

Người thứ tư

29.250 đồng/tháng

31.275 đồng/tháng

Từ người thứ năm trở đi

23.400 đồng/tháng

25.020 đồng/tháng.

Mua BHYT hộ gia đình ở đâu?

Hiện nay, có rất nhiều nơi bán BHYT theo hộ gia đình. Vì thế đại diện hộ gia đình có thể mua tại Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn nơi cư trú hoặc đại lý bán bảo hiểm xã hội (bưu điện xã…) gần nhất.

Thủ tục mua BHYT hộ gia đình cũng rất đơn giản, người mua chỉ cần điền các thông tin tại Mẫu DK01 ban hành kèm theo Công văn 3170/BHXH-BT và kèm với bản sao Sổ hộ khẩu. Sau 10 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ, cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc đại lý thu bảo hiểm xã hội sẽ giải quyết và cấp thẻ BHYT.

Mức hưởng BHYT theo hộ gia đình như thế nào?

Theo Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, người tham gia BHYT theo hộ gia đình khi đi khám, chữa bệnh sẽ được hưởng 80% chi phí khám, chữa bệnh trong trường hợp khám, chữa bệnh đúng tuyến. Nếu khám, chữa bệnh vượt tuyến, chỉ được thanh toán 40% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến trung ương; 60% chi phí điều trị nội trú tại tuyến tỉnh…

Xem thêm:

Luật Bảo hiểm y tế: Những thông tin đáng quan tâm nhất năm 2018

Lương cơ sở tăng, mức đóng và hưởng BHYT thay đổi thế nào?

Mức hưởng BHYT khi khám, chữa bệnh vượt tuyến 2018

LuatVietnam

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục