Cách tính điểm tốt nghiệp THPT 2024 chuẩn xác nhất

Để được xét tốt nghiệp cấp 3, thí sinh phải tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT và có điểm số đạt yêu cầu. Sau đây, LuatVietnam sẽ hướng dẫn các thí sinh cách tính điểm xét tốt nghiệp THPT theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

1. Công thức tính điểm tốt nghiệp THPT

Theo Điều 41 Quy chế thi tốt nghiệp THPT ban hành kèm Thông tư số 15/2020/TT-BGDĐT, điểm xét tốt nghiệp THPT sẽ bao gồm:

  • Điểm của các bài thi thí sinh dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT;

  • Điểm ưu tiên, khuyến khích (nếu có) và điểm trung bình cả năm lớp 12;

  • Điểm của từng bài thi được quy về thang điểm 10 để tính điểm xét tốt nghiệp.

Theo đó, điểm xét tốt nghiệp đối với học sinh giáo dục THPT được tính theo công thức:

Cách tính điểm tốt nghiệp THPTĐiểm xét tốt nghiệp đối với học viên giáo dục thường xuyên được tính theo công thức sau:
Cách tính điểm tốt nghiệp THPT

Dựa trên công thức trên, điểm xét tuyển sẽ được tính bằng phần mềm máy tính tự động và lấy đến hai chữ số thập phân.

2. Đối tượng được cộng điểm ưu tiên tốt nghiệp THPT

Điểm ưu tiên xét tốt nghiệp được quy định tại Điều 39 Quy chế thi tốt nghiệp THPT ban hành kèm Thông tư số 15/2020/TT-BGDĐT, sửa đổi bởi Thông tư 06/2023/TT-BGDĐT như sau:

Đối tượngĐiểm ưu tiên
  • Thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81 % (đối với Giáo dục thường xuyên;

  • Con của thương binh, bệnh binh, người được hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%; Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động; con của Bà mẹ Việt Nam anh hùng; con của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động;

  • Người dân tộc thiểu số;

  • Người Kinh, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có nơi thường trú trong thời gian học cấp THPT từ 03 năm trở lên ở xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu thuộc diện đầu tư của Chương trình 135 theo Quyết định 135/QĐ-TTg ngày 31/7/1998; xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; xã khu vực I, II, III và xã có thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định hiện hành, học tại các trường phổ thông không nằm trên địa bàn các quận của các thành phố trực thuộc Trung ương ít nhất 2 phần 3 thời gian học cấp THPT;

  • Người bị nhiễm chất độc hóa học; con của người bị nhiễm chất độc hóa học; con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; người được cơ quan có thẩm quyền công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt hoặc lao động do hậu quả của chất độc hoá học;
  • Có tuổi đời từ 35 trở lên, tính đến ngày thi (đối với thí sinh giáo dục thường xuyên).

0,25
  • Người dân tộc thiểu số có nơi thường trú trong thời gian học cấp THPT từ 03 năm trở lên ở xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu thuộc diện đầu tư của Chương trình 135 theo Quyết định 135/QĐ-TTg ngày 31/7/1998; xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; xã khu vực I, II, III và xã có thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu sổ và miền núi, học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú hoặc học tại các trường phổ thông không nằm trên địa bàn các quận của các thành phố trực thuộc Trung ương;

  • Thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên (đối với giáo dục thường xuyên);

  • Con của liệt sĩ; con của thương binh, bệnh binh, người được hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

0,5 điểm

Lưu ý: Thí sinh có nhiều tiêu chuẩn ưu tiên chỉ được hưởng tiêu chuẩn ưu tiên cao nhất.

3. Đối tượng được cộng điểm khuyến khích

Căn cứ Điều 40 Quy chế thi tốt nghiệp THPT ban hành kèm Thông tư số 15/2020/TT-BGDĐT, sửa đổi bởi Thông tư 05/2021/TT-BGDĐT, thí sinh được cộng điểm khuyến khích như sau:

Giải được cộng điểm

Điểm khuyến khích

Đoạt giải cá nhân trong kỳ thi chọn học sinh giỏi

  • Giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi quốc gia

  • Giải nhất cấp tỉnh

2,0

  • Giải khuyến khích trong kỳ thi quốc gia

  • Giải nhì cấp tỉnh

1,5

Giải ba cấp tỉnh

1,0

- Đoạt giải trong các kỳ thi thí nghiệm thực hành môn Vật lí, Hoá học, Sinh học;

- Thi văn nghệ; thể dục thể thao; hội thao giáo dục quốc phòng; cuộc thi khoa học kỹ thuật;

- Viết thư quốc tế do ngành Giáo dục phối hợp với các ngành chuyên môn từ cấp tỉnh trở lên tổ chức ở cấp THPT.

  • Đối với giải cá nhân:

  • Đoạt giải nhất, nhì, ba quốc gia

  • Giải nhất cấp tỉnh hoặc Huy chương Vàng

2,0

  • Giải khuyến khích quốc gia

  • Giải tư cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia

  • Giải nhì cấp tỉnh

  • Huy chương Bạc

1,5

  • Giải ba cấp tỉnh

  • Huy chương Đồng

1,0

Đối với giải đồng đội:

  • Chỉ cộng điểm đối với giải quốc gia;

  • Số lượng cầu thủ, vận động viên, diễn viên của giải đồng đội theo quy định cụ thể của Ban Tổ chức từng giải;

  • Mức điểm khuyến khích được cộng cho các cá nhân trong giải đồng đội được thực hiện như đối với giải cá nhân như bảng trên.

Lưu ý: Những người học đoạt nhiều giải khác nhau trong nhiều cuộc thi chỉ được hưởng một mức cộng điểm của loại giải cao nhất.

4. Điểm liệt không xét tốt nghiệp THPT là mấy điểm?

Điểm liệt thi tốt nghiệp THPT là mức điểm số tối thiểu quy định với các bài thi và các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp đăng ký xét tốt nghiệp. Nếu thí sinh có điểm số bằng hoặc thấp hơn mức điểm giới hạn bị coi là điểm liệt.

Điểm liệt thi tốt nghiệp THPT là 1,0 điểm theo quy định tại khoản 1 Điều 42 Quy chế thi tốt nghiệp THPT:

1. Những thí sinh đủ điều kiện dự thi, không bị kỷ luật hủy kết quả thi, tất cả các bài thi và các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp đăng ký dự thi để xét công nhận tốt nghiệp đều đạt trên 1,0 điểm theo thang điểm 10 và có điểm xét tốt nghiệp từ 5,0 (năm) điểm trở lên được công nhận tốt nghiệp THPT.

Trên đây là các quy định về cách tính điểm tốt nghiệp THPT. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 19006192  để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Xuất hiện chiêu “vờ” hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo: Làm sao để tránh?

Xuất hiện chiêu “vờ” hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo: Làm sao để tránh?

Xuất hiện chiêu “vờ” hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo: Làm sao để tránh?

Các ngân hàng mới đây đã cảnh báo với chiêu “vờ” hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo của một số đối tượng lợi dụng tình trạng khách hàng gặp khó khăn khi xác thực sinh trắc học để chuyển khoản.

Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) và chế tài xử lý liên quan như thế nào?

Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) và chế tài xử lý liên quan như thế nào?

Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) và chế tài xử lý liên quan như thế nào?

Trách nhiệm mở rộng nhà sản xuất (EPR) được hiểu là trách nhiệm của nhà sản xuất đối với môi trường trong suốt vòng đời của sản phẩm, từ sản xuất đến tiêu dùng và thải bỏ. Trách nhiệm này được quy định như thế nào trong các văn bản hiện hành?

Thủ tục thành lập công ty - Tư Vấn Quang Minh

Thủ tục thành lập công ty - Tư Vấn Quang Minh

Thủ tục thành lập công ty - Tư Vấn Quang Minh

Bạn đã từng mơ ước về việc sở hữu một công ty riêng hay muốn biến ước mơ đó trở thành hiện thực? Nếu câu trả lời là có, thì việc thành lập một công ty là bước đầu tiên và quan trọng nhất để bắt đầu hành trình kinh doanh của bạn. Tuy nhiên, thủ tục thành lập công ty có thể khá phức tạp và đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Trong bài viết này, Tư Vấn Quang Minh sẽ hướng dẫn các bạn về quy trình và hồ sơ cần thiết để thành lập một công ty tại Việt Nam.