Hướng dẫn cách ghi phiếu báo thay đổi nhân hộ khẩu

Khi chuyển hộ khẩu hay thay đổi nơi đăng ký thường trú đều phải có phiếu báo thay đổi nhân hộ khẩu. Tuy nhiên, không ít người gặp khó khăn khi điền thông tin. Sau đây, LuatVietnam sẽ hướng dẫn cách ghi phiếu báo thay đổi nhân hộ khẩu.

Hướng dẫn cách ghi phiếu báo thay đổi nhân hộ khẩu

Phiếu báo thay đổi hộ khẩu nhân khẩu dùng để làm gì?

Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 36/2014 TT-BCA, phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu dùng để thông báo khi có thay đổi những nội dung thông tin liên quan đến hộ khẩu, nhân khẩu trong trường hợp:

Đăng ký thường trú, tạm trú, điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú; thay đổi nơi đăng ký thường trú, tạm trú, xóa đăng ký thường trú, tạm trú, tách sổ hộ khẩu, đổi, cấp lại sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, cấp giấy chuyển hộ khẩu, xác nhận trước đây đã đăng ký thường trú; gia hạn tạm trú.

Hướng dẫn cách ghi phiếu báo thay đổi nhân hộ khẩu
Hướng dẫn cách ghi phiếu báo thay đổi nhân hộ khẩu (Ảnh minh họa)

Hướng dẫn cách ghi phiếu báo thay đổi nhân hộ khẩu

Điều 9 Thông tư 36/2014/TT-BCA hướng dẫn cách ghi phiếu báo thay đổi nhân hộ khẩu cụ thể như sau:

Mục “Họ và tên chủ hộ” và “Quan hệ với chủ hộ”:

- Trường hợp đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú vào chỗ ở hợp pháp, được cấp sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú thì mục họ và tên chủ hộ ghi họ, tên người đến đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú, mục quan hệ với chủ hộ ghi là chủ hộ;

- Trường hợp được chủ hộ đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú thì họ và tên chủ hộ ghi họ, tên chủ hộ đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú, mục quan hệ với chủ hộ ghi mối quan hệ thực tế với chủ hộ đó;

- Trường hợp điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú; xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú; tách sổ hộ khẩu; đổi, cấp lại sổ hộ khẩu, sổ tạm trú; cấp giấy chuyển hộ khẩu hoặc xác nhận trước đây đã đăng ký thường trú thì ghi họ và tên chủ hộ, quan hệ với chủ hộ theo sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.

Mục “Nội dung thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu”: Ghi tóm tắt nội dung thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.

Mục “Ý kiến của chủ hộ”: Ghi rõ ý kiến của chủ hộ là đồng ý cho đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc đồng ý cho tách sổ hộ khẩu; chủ hộ ký và ghi rõ họ, tên, ngày, tháng, năm.

Mục “Xác nhận của Công an”:

- Trường hợp xác nhận việc trước đây đã đăng ký thường trú thì cơ quan Công an có thẩm quyền đăng ký thường trú xác nhận việc trước đây đã đăng ký thường trú.

Nội dung xác nhận gồm: các thông tin cơ bản của từng nhân khẩu; địa chỉ đã đăng ký thường trú; họ và tên chủ hộ đã đăng ký thường trú (nếu có); ngày, tháng, năm chuyển đi hoặc xóa đăng ký thường trú;

- Trường hợp cấp lại sổ hộ khẩu do bị mất thì Công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú của công dân xác nhận việc bị mất đó. Nội dung xác nhận gồm: Họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, địa chỉ nơi thường trú của chủ hộ đề nghị cấp lại sổ hộ khẩu.

Lưu ý: Trường hợp người viết phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu cũng là người có thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu thì công dân chỉ cần kê khai những nội dung quy định tại mục II “Thông tin về người có thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu”.

Hướng dẫn cách ghi phiếu báo thay đổi nhân hộ khẩu

Xem thêm:

Luật Cư trú: 8 điểm mới người dân cần biết trong năm 2018

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

[Tổng hợp] Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất hiện nay

[Tổng hợp] Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất hiện nay

[Tổng hợp] Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất hiện nay

Việc xác định được khung khấu hao tài sản cố định giúp cho doanh nghiệp thể hiện được tính chính xác về tình hình thực tế của tài sản và các yêu cầu về tài chính và thuế của doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khung khấu hao tài sản cố định.