Hỏi cung bị can là gì? Bức cung, dùng nhục hình bị xử lý thế nào?

Một trong các hoạt động điều tra nhằm thu thập chứng cứ là hỏi cung bị can. Cơ quan điều tra sẽ ra quyết định triệu tập bị can để hỏi cung, lấy lời khai sau khi đã có quyết định khởi tố. Vậy, quá trình hỏi cung bị can diễn ra thế nào?

1. Hỏi cung bị can là gì? Được tiến hành khi nào?

Hỏi cung bị can được hiểu là biện pháp điều tra theo trình tự pháp luật quy định đối với người đã bị khởi tố về hình sự. Mục đích của hỏi cung nhằm làm rõ sự thật về hành vi phạm tội của họ và của những người đồng phạm.

Việc hỏi cung phải được thực hiện một cách thận trọng, khách quan. Lời khai của bị can phải được thẩm tra, xác minh kỹ, bảo đảm chính xác và rõ ràng. Đặc biệt, quá trình hỏi cung phải thực hiện đúng thủ tục theo quy định của pháp luật về hỏi cung bị can.

Theo Điều 183 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, thời điểm tiến hành hỏi cung là ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can. Việc hỏi cung có thể hỏi diễn ra tại nơi tiến hành điều tra hoặc tại nơi ở của người đó.

Việc hỏi cung ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can nhằm sớm làm rõ sự thật về hành vi phạm tội của bị can, giúp cho công tác điều tra, xử lý được nhanh chóng, kịp thời, đáp ứng yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, không để lọt tội phạm và không làm oan người vô tội, không xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.

Đồng thời, giúp tạo điều kiện cho bị can sớm thực hiện được các quyền đưa ra những chứng cứ và những yêu cầu; tự bào chữa hoặc nhờ người bào chữa.

Trước khi hỏi cung bị can, Điều tra viên phải thông báo cho Kiểm sát viên và người bào chữa thời gian, địa điểm hỏi cung. Khi xét thấy cần thiết, Kiểm sát viên tham gia việc hỏi cung bị can.

hoi cung bi can
Hỏi cung bị can là biện pháp điều tra theo trình tự với người đã bị khởi tố hình sự (Ảnh minh họa)

2. Trình tự hỏi cung bị can diễn ra thế nào?

Theo Điều 183 Bộ luật Tố tụng hình sự, việc hỏi cung bị can được thực hiện như sau:

- Trước khi tiến hành hỏi cung lần đầu: Điều tra viên phải giải thích cho bị can biết rõ quyền và nghĩa vụ theo quy định. Việc này phải ghi vào biên bản.

Trường hợp vụ án có nhiều bị can thì hỏi riêng từng người và không để họ tiếp xúc với nhau. Có thể cho bị can viết bản tự khai của mình;

- Thực hiện hỏi cung bị can:

+ Không hỏi cung bị can vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn được (phải ghi rõ lý do vào biên bản);

+ Kiểm sát viên hỏi cung bị can trong trường hợp bị can kêu oan, khiếu nại hoạt động điều tra hoặc có căn cứ xác định việc điều tra vi phạm pháp luật hoặc trong trường hợp khác khi xét thấy cần thiết.

+ Việc hỏi cung bị can tại cơ sở giam giữ hoặc tại trụ sở cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh;

+ Việc hỏi cung bị can tại địa điểm khác được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh theo yêu cầu của bị can hoặc của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Theo đó, tại khoản 1, 2 Điều 2 Thông tư liên tịch số 03/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP quy định ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh là việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật để ghi lại âm thanh hoặc hình ảnh có âm thanh trong quá trình hỏi cung bị can.

Phương tiện, thiết bị kỹ thuật sử dụng để ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh là phương tiện, thiết bị ghi âm thanh hoặc ghi hình có âm thanh gồm: Thiết bị thu hình ảnh, âm thanh, đầu ghi hình, máy chủ, các phương tiện thiết bị kỹ thuật khác sử dụng để ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh theo quy định.

3. Bức cung, dùng nhục hình trong quá trình hỏi cung bị xử lý thế nào?

Tại Điều 10 Bộ luật Tố tụng hình sự nêu rõ:

Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.

Việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, việc bắt, tạm giữ, tạm giam người phải theo quy định của Bộ luật này. Nghiêm cấm tra tấn, bức cung, dùng nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, tính mạng, sức khỏe của con người.

Đồng thời, khoản 5 Điều 190 Bộ luật Tố tụng hình sự cũng quy định:

5. Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên bức cung, dùng nhục hình đối với bị can thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.

Theo đó:

- Dùng nhục hình trong quá trình hỏi cung được hiểu là hành vi của người có thẩm quyền hỏi cung sử dụng các biện pháp trái pháp luật gây đau đớn về thể xác đối với bị can trong quá trình điều tra vụ án.

- Bức cung được hiểu là hành vi của người tiến hành tố tụng sử dụng các biện pháp trái pháp luật (tức không đúng với quy định của pháp luật) về tố tụng để buộc người bị thẩm vấn khai sai với sự thật khách quan của vụ án.

Cơ quan có thẩm quyền thực hiện hành vi bức cung, dùng nhục hình có thể bị xử lý hình sự về Tội bức cung, Tội dùng nhục hình quy định tại Bộ luật Hình sự. Cụ thể:

- Tội Bức cung (Điều 374 Bộ luật Hình sự 2015):

+ Khung 01:

Phạt tù từ 06 tháng - 03 năm: Người nào trong hoạt động tố tụng mà sử dụng thủ đoạn trái pháp luật ép buộc người bị lấy lời khai, người bị hỏi cung phải khai ra thông tin liên quan đến vụ án, vụ việc.

+ Khung 02:

Phạt tù từ 02 – 07 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Đối với 02 người trở lên;
  • Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
  • Dùng nhục hình hoặc đối xử tàn bạo, hạ nhục nhân phẩm người bị lấy lời khai, người bị hỏi cung;
  • Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
  • Dẫn đến làm sai lệch kết quả khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử;
  • Ép buộc người bị lấy lời khai, người bị hỏi cung phải khai sai sự thật.

+ Khung 03:

Phạt tù từ 07 - 12 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

  • Làm người bị bức cung tự sát;
  • Dẫn đến bỏ lọt tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng; người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng.

+ Khung 04:

Phạt tù từ 12 - 20 năm hoặc tù chung thân nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

  • Làm người bị bức cung chết;
  • Dẫn đến làm oan người vô tội;
  • Dẫn đến bỏ lọt tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; người thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Ngoài ra, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề từ 01 - 05 năm.

- Tội dùng nhục hình (Điều 373 Bộ luật Hình sự 2015):

+ Khung 01:

Phạt tù từ 06 tháng - 03 năm: Người nào trong hoạt động tố tụng mà dùng nhục hình hoặc đối xử tàn bạo, hạ nhục nhân phẩm của người khác dưới bất kỳ hình thức nào.

+ Khung 02:

Phạt tù từ 02 - 07 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Đối với 02 người trở lên;
  • Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
  • Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
  • Gây thương tích hoặc gây thiệt hại về sức khỏe cho người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% - 60%.

+ Khung 03:

Phạt tù từ 02 - 07 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

  • Gây thương tích hoặc gây thiệt hại về sức khỏe cho người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  • Làm người bị nhục hình tự sát.
+ Khung 04:

Phạt tù từ 12 - 20 năm hoặc tù chung thân nếu phạm tội làm người bị nhục hình chết.

Ngoài ra, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ từ 01 - 05 năm.

Trên đây là giải đáp liên quan đến Hỏi cung bị can. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Từ 01/01/2025 mức phạt đối với hành vi vượt đèn đỏ tăng nặng. Người điều khiển phương tiện cũng cẩn thận, “dè chừng” hơn khi lưu thông. Một trong những vướng mắc nhiều người gửi về LuatVietnam đó là vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị phạt?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cần phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Dưới đây là thông tin về mức xử phạt đối với người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện.

Trưng cầu giám định trong tố tụng hình sự là gì? Trường hợp nào bắt buộc trưng cầu giám định?

Trưng cầu giám định trong tố tụng hình sự là gì? Trường hợp nào bắt buộc trưng cầu giám định?

Trưng cầu giám định trong tố tụng hình sự là gì? Trường hợp nào bắt buộc trưng cầu giám định?

Trưng cầu giám định là một hoạt động của tố tụng hình sự, nhằm phục vụ cho công tác điều tra, làm sáng tỏ vụ án. Bài viết dưới đây của LuatVietnam sẽ trình bày rõ hơn về hoạt động trưng cầu giám định trong tố tụng hình sự.