Học sinh xăm mình, trang điểm đến trường bị xử lý thế nào?

Hiện nay, mặc dù xã hội đã dần có suy nghĩ cởi mở hơn, thế nhưng, việc học sinh nhuộm tóc, xăm mình vẫn chưa hoàn toàn được cho phép. Vậy nhà trường sẽ xử lý ra sao nếu có học sinh xăm mình, nhuộm tóc đi học?

Không có quy định cấm học sinh xăm mình, trang điểm đến trường

Tại Điều 33 Điều lệ trường THCS, THPT ban hành kèm Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT quy định, học sinh không được làm những điều sau:

1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác.

2. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.

3. Mua bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất gây nghiện, các chất kích thích khác và pháo, các chất gây cháy nổ.

4. Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép.

5. Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.

6. Sử dụng, trao đổi sản phẩm văn hóa có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của bản thân.

7. Học sinh không được vi phạm những hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, đối với hành vi ứng xử và trang phục, học sinh phải đáp ứng các tiêu chuẩn quy định tại Điều 32 Điều lệ trường:

- Hành vi, ngôn ngữ, ứng xử của học sinh phải đúng mực, tôn trọng, lễ phép, thân thiện, bảo đảm tính văn hoá, phù hợp với đạo đức và lối sống của lứa tuổi học sinh trung học.

- Trang phục của học sinh phải chỉnh tề, sạch sẽ, gọn gàng, thích hợp với độ tuổi, thuận tiện cho việc học tập và sinh hoạt ở nhà trường. Tùy điều kiện của từng trường, hiệu trưởng có thể quyết định để học sinh mặc đồng phục nếu được nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh của nhà trường nhất trí.

Như vậy, hiện nay không có bất cứ quy định nào của Bộ Giáo dục và Đào tạo cấm không cho học sinh xăm mình, nhuộm tóc đến trường.

Học sinh xăm mình đi học, nhà trường xử lý thế nào?

Mặc dù hiện nay Bộ Giáo dục không cấm học sinh xăm mình, nhuộm tóc… Tuy nhiên, nhằm điều chỉnh cách thức ứng xử của học sinh cho phù hợp với lứa tuổi, thuần phong mỹ tục, nhiều trường học đã tự ban hành các bộ quy tắc ứng xử, nội quy riêng.

Trong đó, học sinh có thể bị cấm xăm mình, nhuộm tóc, trang điểm… khi đến trường. Đồng thời, nếu vi phạm nội quy thì nhà trường có quyền áp dụng các biện pháp xử lý kỷ luật như: Phê bình, khiển trách, cảnh cáo trước toàn trường thậm chí có thể là đuổi học.

Dù xã hội đã dần có suy nghĩ cởi mở hơn, thế nhưng, việc nhuộm tóc, xăm mình khi đang là học sinh vẫn là một trong những điều không được ủng hộ ở môi trường giáo dục.

Liên quan đến vấn đề này, mới đây, dư luận không khỏi xôn xao trước sự việc một nữ sinh cấp 3 bị buộc thôi học vì lý do xăm tên lên ngực.

hoc sinh co duoc xam hinh khongHọc sinh có được xăm hình không? (Ảnh minh họa)

Nhà trường áp dụng các biện pháp kỷ luật học sinh thế nào?

Theo Mục III Thông tư 08/TT năm 1988 về khen thưởng và thi hành kỷ luật học sinh các trường phổ thông, có 5 hình thức kỷ luật học sinh vi phạm như sau:

Khiển trách trước lớp

Những học sinh phạm một trong các khuyết điểm sau đây trong quá trình thực hiện nội qui của nhà trường, quyền hạn và nhiệm vụ cấp bản thân sẽ bị khiển trách trước lớp:

- Nghỉ học không xin phép từ 3 buổi trở lên trong thời gian 1 tháng.

- Không thuộc bài hoặc làm bài, không chuẩn bị bài đầy đủ do thầy, cô giáo quy định từ 3 lần trở lên trong thời gian 1 tháng.

- Đi học không đúng giờ hoặc đi lao động không mang theo dụng cụ lao động mà nhà trường đã qui định từ 3 lần trở lên trong thời gian 1 tháng.

- Nói năng thô tục, đánh bạc (chơi số đề) hút thuốc lá…

- Mắc khuyết điểm sai phạm thuộc những điều nhà trường ngăn cấm, dù chỉ là một lần, song đã có tác hại nhất định đến việc giáo dục toàn diện của nhà trường như: quay cóp hoặc gà bài cho bạn trong giờ kiểm tra bài, có thái độ kém văn hoá hoặc hành vi thiếu đạo đức đối với thầy cô giáo, đối với cha mẹ, bạn bè và những người xung quanh…

Khiển trách trước hội đồng kỉ luật nhà trường

- Những học sinh phạm 1 trong các những khuyết điểm sau đây: trong quá trình thực hiện nội qui của nhà trường, quyền hạn và nhiệm vụ của bản thân sẽ bị khiển trách trước Hội đồng kỉ luật nhà trường

- Tái phạm nhiều lần một trong các khuyết điểm, sai phạm đã bị khiển trách trước lớp.

- Mắc khuyết điểm, sai phạm thuộc những điều nhà trường ngăn cấm, dù chỉ là một lần, song đã gây nhiều tác hại ảnh hưởng không tốt đến việc giáo dục toàn diện của nhà trường như: ăn cắp bút, sách, tiền bạc, đồ dùng tư trang, … của bạn bè, thầy cô giáo, gia đình hoặc của nhân dân nơi mình ở: gây gổ, đánh nhau với bạn bè và những người ở ngoài nhà trường…

Cảnh cáo trước toàn trường

Những học sinh phạm một trong các khuyết điểm sai phạm sau đây trong quá trình thực hiện nội qui nhà trường, quyền hạn và nhiệm vụ của bản thân sẽ bị Hội đồng kỉ luật cảnh cáo trước toàn trường:

- Mắc khuyết điểm sai phạm đã bị khiển trách trước Hội đồng kỉ luật nhà trường mà không chịu sửa chữa, vẫn còn tái phạm

- Đã nhiều lần trốn học, trốn lao động hoặc quay cóp gà bài cho bạn trong lúc kiểm tra

- Mắc khuyết điểm sai phạm lớn, dù chỉ là một lần, song có tác hại nghiêm trọng như: ăn cắp hoặc cướp giật ở trong và ngoài trường; có lời nói và hành động vô lễ với thầy cô giáo; trêu chọc hoặc có hành vi thô bỉ với phụ nữ, với người nước ngoài; có những biểu hiện rõ ràng về gây rối trật tự an ninh; bị công an tạm giam giữ hoặc thông báo cho nhà trường biết; đánh nhau…

Đuổi học một tuần lễ

- Những học sinh vi phạm các khuyết điểm đã bị cảnh cáo trước toàn trường nhưng không biết hối lỗi và sửa chữa khuyết điểm, có ảnh hưởng xấu tới những học sinh khác;

- Phạm khuyết điểm lần đầu nhưng có tính chất và mức độ nghiêm trọng, làm tổn thương nhiều đến danh dự của nhà trường, của thầy cô giáo và tập thể học sinh như: trôn cắp, chấn lột, gây gổ đánh nhau có tổ chức và gây thương tích cho người khác, …

Đuổi học 1 năm

Những học sinh mắc 1 trong các khuyết điểm sai phạm sau đây sẽ bị Hội đồng kỉ luật của nhà trường đề nghị Hiệu trưởng quyết định thi hành kỉ luật đuổi học 1 năm, có ghi học bạ và thông báo cho gia đình, đồng thời giao cho gia đình, đoàn đội và chính quyền địa phương tiếp tục giáo dục:

- Mắc khuyết điểm sai phạm đã bị Hội đồng kỉ luật nhà trường thông qua Hiệu trưởng đuổi học 1 tuần lễ mà không chịu sửa chữa, vẫn còn tái phạm, thậm chí còn phạm thêm những khuyết điểm sai phạm khác

- Mắc khuyết điểm sai phạm rất nghiêm trọng, tuy chỉ là lần đầu, song hành động sai phạm này là có ý thức và chủ động, gây nên những tác hại rất lớn, rất nguy hiểm đến tài sản của xã hội và tính mạng của con người như: tham gia các tổ chức trộm cắp, trấn lột, trụy lạc, phản động,… dùng vũ khí (dao găm, lưỡi lê, súng lục, lựu đạn, …) đánh nhau có tổ chức, gây thương tích cho người khác, can án ngoài nhà trường bị công an bắt giữ...

Trên đây là giải đáp thắc mắc về: Học sinh có được xăm hình? Nếu bạn đọc có vướng mắc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

>> Học sinh đánh giáo viên, bị phạt thế nào?

>> Xem thêm các chính sách mới về giáo dục tại đây.

Đánh giá bài viết:
(3 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Thủ tục đăng ký kiểm tra để phục hồi điểm GPLX từ 01/01/2025

Thủ tục đăng ký kiểm tra để phục hồi điểm GPLX từ 01/01/2025

Thủ tục đăng ký kiểm tra để phục hồi điểm GPLX từ 01/01/2025

Từ ngày 01/01/2025, mỗi Giấy phép lái xe chỉ có 12 điểm và người dân sẽ bị trừ từ 02 - 10 điểm khi vi phạm luật giao thông. Vậy bị trừ hết điểm thì có được thi lại ngay để phục hồi điểm không? Thủ tục đăng ký kiểm tra để phục hồi điểm GPLX như thế nào? Cùng tìm hiểu.

Từ 01/01/2025, có thể bấm biển số lần đầu cho mọi loại xe trên VNeID đúng không?

Từ 01/01/2025, có thể bấm biển số lần đầu cho mọi loại xe trên VNeID đúng không?

Từ 01/01/2025, có thể bấm biển số lần đầu cho mọi loại xe trên VNeID đúng không?

Việc bấm biển số lần đầu trên VNeID giúp người dân tiết kiệm được thời gian, kinh phí đi lại. Từ 01/01/2025, mọi loại xe đều có thể bấm biển số lần đầu trên ứng dụng này. Cùng theo dõi nội dung dưới đây để biết chi tiết.