Vụ trường Gateway: Người bỏ quên học sinh phải chịu trách nhiệm thế nào?

Trường quốc tế Gateway (Hà Nội) hiện đang là tâm điểm của dư luận khi để xảy ra sự việc một học sinh lớp 1 thiệt mạng nghi do bị bỏ quên trên xe đưa đón của trường.

Nhà trường đã nhận trách nhiệm

Trong thư gửi phụ huynh được đăng tải trên website của trường vào tối ngày 06/8/2019 - cùng ngày xảy ra sự việc, Ban Giám hiệu trường tiểu học quốc tế Gateway Cầu Giấy khẳng định:

"Toàn thể ban lãnh đạo và đội ngũ nhân viên của nhà trường xin nhận trách nhiệm trước gia đình em học sinh về sự việc đau xót này…; nhận trách nhiệm cao nhất với gia đình, toàn thể phụ huynh học sinh nhà trường và ngành giáo dục".

Đồng thời, Ban Giám hiệu cũng cho biết nhà trường đang tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng để điều tra làm rõ sự việc và sẽ cung cấp toàn bộ thông tin cụ thể về vụ việc đến phụ huynh ngay sau khi có thông tin kết luận từ các cơ quan chức năng.

Vụ trường Gateway: Người bỏ quên học sinh phải chịu trách nhiệm thế nào?

Thư gửi phụ huynh của trường Gateway (Ảnh chụp màn hình)


Người bỏ quên học sinh trên xe phải chịu trách nhiệm như thế nào?

Được biết, hiện nay công an đã lập tức vào cuộc để điều tra, thu thập các chứng cứ liên quan đến sự việc đau lòng nêu trên.

Dựa vào các thông tin ban đầu, có thể thấy, những người liên quan trực tiếp nhất đến sự việc là giáo viên phụ trách đưa đón học sinh trên xe, lái xe...

Nếu kết quả điều tra cho thấy cháu bé bị tử vong do bị bỏ quên trên xe, những người liên quan nêu trên có thể bị xử lý về một trong các tội “Vô ý làm chết người”; hoặc tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng"; hoặc tội "Vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính" theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Điều 128. Tội vô ý làm chết người

1. Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm…

Điều 129. Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính

1. Người nào vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm...

Điều 360. Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng

1. Người nào có chức vụ, quyền hạn vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao… thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm…

Hiện sự việc vẫn đang được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.

Lan Vũ

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

Luật sửa đổi 9 Luật: Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý, sử dụng tài sản công, Quản lý thuế, Thuế thu nhập cá nhân, Dự trữ quốc gia, Xử lý vi phạm hành chính được thông qua ngày 29/11/2024. Dưới đây là tổng hợp điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán:

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 được Quốc hội thông qua vào ngày 27/06/2024 với nhiều quy định đáng chú ý. Trong nội dung hôm nay cùng tìm hiểu Luật này có bao nhiêu chương, điều? Hiệu lực khi nào?