Học sinh Hà Nội phải đóng những khoản phí nào đầu năm học?

Ngoài học phí, các khoản thu đầu năm học cũng là nỗi băn khoăn và lo lắng của đông đảo phụ huynh. Vậy, học sinh Hà Nội phải đóng những khoản phí nào đầu năm học?

Dưới đây là các khoản thu đầu năm học 2018 - 2019 đối với học sinh các trường công lập tại Hà Nội theo Quyết định 51/2013/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hà Nội.


1. Tiền phục vụ bán trú

Đây là khoản tiền dành cho chi phí bữa ăn của học sinh tại trường; bồi dưỡng người trực tiếp chăm sóc, cán bộ quản lý và nhân viên phục vụ công tác bán trú; trang bị cơ sở vật chất như giường, chiều, chăn, khăn mặt, bát, đĩa, xoong, nồi, bếp gas…

Mức thu như sau:

- Tiền ăn (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở): Theo thỏa thuận của phụ huynh với nhà trường;

- Tiền chăm sóc bán trú (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở): Tối đa 150.000 đồng/học sinh/tháng;

- Tiền trang thiết bị phục vụ bán trú: Tối đa 150.000 đồng/học sinh/năm đối với học sinh mầm non, 100.000 đồng/học sinh/năm đối với học sinh tiểu học và THCS.


2. Tiền học 2 buổi/ngày

Đây là khoản tiền bồi dưỡng giáo viên trực tiếp tham gia dạy 2 buổi/ngày, bồi dưỡng cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ và phúc lợi tập thể, mua sắm văn phòng phẩm, đồ dùng học tập, điện, nước, vệ sinh…

Mức thu như sau:

- Với học sinh tiểu học: Tối đa 100.000 đồng/học sinh/tháng

- Với học sinh trung học cơ sở: Tối đa 150.000 đồng/học sinh/tháng.

Học sinh Hà Nội phải đóng những khoản phí nào đầu năm học?

Nhiều trường tiểu học ở Hà Nội hiện nay tổ chức học 2 buổi/ngày (Ảnh minh họa)


3. Tiền học phẩm

Đây là khoản thu chỉ áp dụng đối với học sinh mầm non tại các trường công lập, nhằm trang bị các loại vở, học liệu để giúp trẻ tham gia các hoạt động giáo dục theo chương trình học.

Mức thu: 150.000 đồng/học sinh/năm học.


4. Tiền nước uống học sinh

Để mua nước uống tinh khiết phục vụ học sinh, phụ huynh phải đóng 12.000 đồng/tháng đối với học sinh tất cả các cấp học (Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Giáo dục thường xuyên).


5. Tiền bảo hiểm y tế học sinh

Năm học mới này, Hà Nội phấn đấu 100% học sinh tham gia BHYT. Theo đó, đây cũng là một khoản tiền phụ huynh sẽ phải đóng vào đầu năm học.

Tiền bảo hiểm y tế học sinh hiện nay là 43.785 đồng/tháng.

Học sinh Hà Nội phải đóng những khoản phí nào đầu năm học?

Tiền bảo hiểm y tế là một trong những khoản thu đầu năm học 2018 - 2019 (Ảnh minh họa)


6. Tiền học thêm

Nếu trường tổ chức học thêm và học sinh tham gia, tiền học thêm được quy định như sau:

- Với cấp THCS: Dao động từ 6000 đồng - 26.000 đồng/học sinh/tiết, tùy số lượng học sinh

- Với cấp THPT: Dao động từ 7000 đồng - 32.000 đồng/học sinh/tiết.


7. Tiền quần áo đồng phục, quần áo thể dục thể thao, phù hiệu

Phụ huynh học sinh và Ban đại diện cha mẹ học sinh tổ chức việc may hoặc mua đồng phục theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tiền quần áo đồng phục, quần áo thể dục thể thao, phù hiệu được thu trên cơ sở thỏa thuận, thống nhất giữa phụ huynh và nhà trường.

Ngoài các khoản thu nêu trên, trước đây, học sinh các trường công lập tại Hà Nội còn phải đóng thêm khoản đóng góp tự nguyện để sửa chữa nhỏ hoặc mua sắm trang thiết bị của nhà trường. Tuy nhiên, từ năm 2018, Hà Nội đã ban hành Quyết định 04/2018/QĐ-UBND yêu cầu cấm thu các khoản đóng góp này.

Để chấm dứt tình trạng lạm thu, Thành phố cũng đã ra Công văn 3464/UBND-KGVX, trong đó tuyệt đối cấm việc lợi dụng danh nghĩa Ban đại diện cha mẹ học sinh để thu các khoản thu ngoài quy định; trường nào để xảy ra tình trạng lạm thu, Hiệu trường sẽ bị xử lý nghiêm.

Xem thêm:

Miễn học phí cho học sinh THCS - vừa mừng vừa lo

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người dân đặt ra khi các tỉnh, thành phố đang thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập lại đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay “Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?” không trong bài viết dưới đây.

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Từ 01/01/2025 mức phạt đối với hành vi vượt đèn đỏ tăng nặng. Người điều khiển phương tiện cũng cẩn thận, “dè chừng” hơn khi lưu thông. Một trong những vướng mắc nhiều người gửi về LuatVietnam đó là vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị phạt?