Học sinh đánh nhau không còn bị đuổi học?

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố dự thảo Thông tư mới quy định về khen thưởng và kỷ luật đối với học sinh phổ thông thay thế Thông tư 08/TT năm 1988. Theo đó, học sinh đánh nhau không còn bị đuổi học.

3 hình thức kỷ luật học sinh đánh nhau

Tại khoản 1 Điều 10 dự thảo nêu rõ, các hình thức kỷ luật sau các hình thức kỷ luật học sinh mắc khuyết điểm trong quá trình học tập và rèn luyện, vi phạm nội quy nhà trường, các quy chế, quy định của ngành Giáo dục bao gồm:

- Khiển trách;

- Cảnh cáo;

- Tạm dừng học tập trên lớp để thực hiện kế hoạch giáo dục riêng với học sinh vi phạm.

Cụ thể, hình thức khiển trách được áp dụng cho học sinh lần đầu gây gổ, đánh nhau hoặc có hành vi gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự an toàn trường học và cộng đồng (theo khoản 2 Điều 11).

Nếu học sinh đánh nhau có tổ chức, có hung khí lần đầu nhưng mức độ rất nghiêm trọng có thể bị áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo (khoản 2 Điều 12).

Đặc biệt, trường hợp học sinh đánh nhau có tổ chức, sử dụng hung khí, vũ khí gây thương tích nặng cho người khác thì sẽ phải tạm dừng học tập trên lớp. Trong đó, theo Điều 13, thời hạn tạm dừng học tập trên lớp để thực hiện kế hoạch giáo dục riêng đối với học sinh vi phạm tối đa là 02 tuần.

Như vậy, nếu Thông tư mới được thông qua, hình thức kỷ luật đuổi học quy định tại Thông tư 08/TT năm 1988 sẽ không còn được áp dụng nữa. Điều này cũng tức là học sinh đánh nhau sẽ không còn bị đuổi học mà nặng nhất chỉ bị tam dừng học tập trên lớp tối đa 02 tuần.

Học sinh đánh nhau không còn bị đuổi học? (Ảnh minh họa)

Học sinh sẽ được áp dụng các biện pháp kỷ luật tích cực

Không chỉ thay đổi về các hình thức kỷ luật học sinh, Dự thảo trên còn đề ra các biện pháp kỷ luật tích cực với học sinh mắc khuyết điểm trong quá trình học tập và rèn luyện, vi phạm nội quy nhà trường… mà trước đây chưa có.

Trong đó, theo Điều 9 Dự thảo, một số biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực phù hợp đối với từng học sinh để giáo viên và nhà trường có thể lựa chọn áp dụng là:

- Khuyên bảo, động viên; nhắc nhở, phê bình riêng đối với học sinh mắc khuyết điểm.

- Phối hợp với cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của học sinh để cùng thực hiện kế hoạch giáo dục, hỗ trợ học sinh sửa chữa khuyết điểm.

- Tổ chức tư vấn tâm lý cho học sinh mắc khuyết điểm đang gặp khó khăn tâm lý.

- Yêu cầu học sinh thực hiện một số nhiệm vụ học tập và rèn luyện đã được học sinh thỏa thuận, cam kết thực hiện theo nội quy của nhà trường như:

+ Hoàn thành bài tập còn thiếu, viết lại bài cần học thuộc, viết lại quy ước của lớp học, nội quy, quy định của nhà trường;

+ Viết cảm nhận, kiểm điểm về sự việc xảy ra, nguyên nhân, hậu quả của hành vi vi phạm và hướng khắc phục sửa chữa;

+ Thực hiện nhiệm vụ lao động phù hợp, vừa sức như: trực nhật, vệ sinh lớp học, trường học, dọn dẹp thư viện, trồng hoặc chăm sóc cây xanh trong khuôn viên nhà trường;

+ Tự khắc phục hậu quả do vi phạm của bản thân học sinh gây ra hoặc khắc phục hậu quả với sự giúp đỡ của bạn bè, giáo viên, cha mẹ…

Như vậy, có thể thấy, Dự thảo Thông tư mới đã có sự thay đổi theo chiều hướng khuyên bảo, giáo dục và tạo điều kiện cho học sinh có cơ hội sửa sai thay vì xử phạt nặng tay như trước kia.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Giáo viên đánh học sinh bị xử lý thế nào?

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(13 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục