Mức phạt với học sinh đánh giáo viên

Học sinh có hành vi đánh giáo viên sẽ bị nhà trường xử lý kỷ luật nghiêm khắc và thậm chí có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Học sinh đánh giáo viên, nhà trường xử lý thế nào?

Hiện nay, theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường phổ thông đang áp dụng quy định về khen thưởng, kỷ luật tại Thông tư 08/TT năm 1988. Theo đó, có 05 hình thức kỷ luật được áp dụng đối với học sinh, bao gồm:

- Khiển trách trước lớp;

- Khiển trách trước hội đồng kỉ luật nhà trường;

- Cảnh cáo trước toàn trường;

- Đuổi học 01 tuần lễ;

- Đuổi học 01 năm.

Đối với hành vi đánh giáo viên, học sinh có thể bị áp dụng một trong 03 hình thức kỷ luật là: Cảnh cáo trước toàn trường, đuổi học 01 tuần lễ, đuổi học 01 năm. Cụ thể:

Khoản 3 Mục III Thông tư 08 quy định, hình thức cảnh cáo trước toàn trường được áp dụng với học sinh vi phạm một trong các khuyết điểm như:

- Mắc khuyết điểm sai phạm đã bị khiển trách trước Hội đồng kỉ luật nhà trường mà không chịu sửa chữa, vẫn còn tái phạm

- Đã nhiều lần trốn học, trốn lao động hoặc quay cóp gà bài cho bạn trong lúc kiểm tra

- Mắc khuyết điểm sai phạm lớn, dù chỉ là một lần, song có tác hại nghiêm trọng như: ăn cắp hoặc cướp giật ở trong và ngoài trường; có lời nói và hành động vô lễ với thầy cô giáo

Đối với hình thức đuổi học 01 tuần lễ, theo khoản 4 Mục III, học sinh bị áp dụng hình thức này khi:

Những học sinh vi phạm các khuyết điểm đã bị cảnh cáo trước toàn trường nhưng không biết hối lỗi và sửa chữa khuyết điểm, có ảnh hưởng xấu tới những học sinh khác; hoặc phạm khuyết điểm lần đầu nhưng có tính chất và mức độ nghiêm trọng, làm tổn thương nhiều đến danh dự của nhà trường, của thầy cô giáo và tập thể học sinh như: trôn cắp, chấn lột, gây gổ đánh nhau có tổ chức và gây thương tích cho người khác, …hoặc mắc những khuyết điểm sai phạm khác có tính chất và mức độ tác hại tương đương thì Hội đồng kỉ luật nhà trường xét đề nghị Hiệu trưởng quyết định và thi hành, đồng thời báo cáo lên cơ quan quản lí giáo dục cấp trên trực tiếp để biết và theo dõi

Nếu bị áp dụng hình thức đuổi học 01 tuần lễ, học sinh sẽ bị ghi vào học bạ và thông báo cho gia đình biết để phối hợp giáo dục

Trong thời gian 01 tuần bị đuổi học, học sinh này phải kiểm điểm và suy nghĩ một cách sâu sắc về những khuyết điểm sai phạm của mình, nếu tỏ ra thành khẩn ăn năn, hối lỗi, có quyết tâm sửa chữa khuyết điểm để tiến bộ thì sau thời gian bị đuổi học Hiệu trưởng có thể xét và quyết định cho tiếp tục học.

Nếu trong thời gian bị đuổi học 1 tuần lễ, học sinh mắc khuyết điểm sai phạm không tỏ ra thành khẩn hối lỗi và quyết tâm sửa chữa, thậm chí còn phạm thêm nhiều khuyết điểm sai phạm khác thì Hội đồng kỉ luật nhà trường sẽ đề nghị Hiệu trưởng quyết định đuổi học 01 năm.

Đối với hình thức kỷ luật 01 năm, theo khoản 5 Mục III, học sinh sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật này khi:

- Mắc khuyết điểm sai phạm đã bị Hội đồng kỉ luật nhà trường thông qua Hiệu trưởng đuổi học 1 tuần lễ mà không chịu sửa chữa, vẫn còn tái phạm, thậm chí còn phạm thêm những khuyết điểm sai phạm khác

- Tuy là lần đầu vi phạm song hành động sai phạm này là có ý thức và chủ động, gây nên những tác hại rất lớn, rất nguy hiểm như gây thương tích hoặc mắc những khuyết điểm sai phạm khác mà tính chất và mức độ tác hại tương đương…

Dựa trên các quy định trên, tùy theo mức độ vi phạm, nhà trường sẽ quyết định hình thức kỷ luật phù hợp đối với học sinh có hành vi đánh giáo viên.

hoc sinh danh giao vienHọc sinh đánh giáo viên, bị phạt thế nào? (Ảnh minh họa)

Học sinh đánh giáo viên gây thương tích có thể bị đi tù

Ngoài quy định về kỷ luật tại trường học, trường hợp cố ý đánh giáo viên gây thương tích, học sinh còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Căn cứ Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, học sinh có hành vi cố ý gây thương tích đối với thầy giáo, cô giáo của mình (kể cả gây thương tích dưới 11%) thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại tới sức khỏe của người khác.

Theo đó, học sinh đánh giáo viên có thể bị áp dụng các mức phạt như sau:

- Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm nếu tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 11%.

- Phạt tù từ 02 năm đến 06 năm nếu tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%.

- Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm nếu tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% .

- Phạt tù từ 07 năm đến 14 năm nếu tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

Lưu ý:  Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này nếu thuộc trường hợp bị phạt tù từ 07 - 14 năm. Còn lại, người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự với mọi khung hình phạt (theo Điều 12 Bộ luật Hình sự).

Trên đây là các quy định về xử lý học sinh đánh giáo viên. Nếu còn thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

Luật sửa đổi 9 Luật: Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý, sử dụng tài sản công, Quản lý thuế, Thuế thu nhập cá nhân, Dự trữ quốc gia, Xử lý vi phạm hành chính được thông qua ngày 29/11/2024. Dưới đây là tổng hợp điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán:

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 được Quốc hội thông qua vào ngày 27/06/2024 với nhiều quy định đáng chú ý. Trong nội dung hôm nay cùng tìm hiểu Luật này có bao nhiêu chương, điều? Hiệu lực khi nào?