Miễn học phí tiểu học nhưng phải đóng các khoản thu nào?

Hiện nay, Nhà nước có quy định miễn học phí tiểu học cho học sinh các trường công. Vậy học sinh được miễn học phí tiểu học nhưng phải đóng các khoản thu nào?

1. Trường tiểu học công lập được miễn học phí

Tại khoản 3 Điều 99 Luật Giáo dục 2019 quy định như sau:

“3. Học sinh tiểu học trong cơ sở giáo dục công lập không phải đóng học phí; ở địa bàn không đủ trường công lập, học sinh tiểu học trong cơ sở giáo dục tư thục được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí, mức hỗ trợ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.”

Như vậy, không phải tất cả các trường tiểu học đều được miễn học phí. Chỉ có học sinh trường công được miễn học phí tiểu học. Học sinh học các trường tiểu học tư thục vẫn phải đóng học phí nhưng sẽ được Nhà nước hỗ trợ một phần.

Trong đó, căn cứ điểm d khoản 6 Điều 99 Luật Giáo dục, cơ sở giáo dục dân lập, cơ sở giáo dục tư thục được quyền chủ động xây dựng mức thu học phí và các dịch vụ khác bảo đảm bù đắp chi phí và có tích lũy hợp lý.

Đồng thời, phải thực hiện công khai chi phí của dịch vụ giáo dục, đào tạo và mức thu theo cam kết trong đề án thành lập trường, công khai cho từng khóa học, cấp học, năm học theo quy định của pháp luật.

hoc phi tieu hoc

2. Trường tiểu học được phép thu các khoản nào?

Học sinh tiểu học ngoài việc được miễn (đối với trường công) hoặc được hỗ trợ học phí (đối với trường tư) thì phụ huynh có thể phải đóng một số khoản thu khác như:

2.1. Tiền dạy thêm, học thêm trong trường

Theo Điều 7 Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT quy định về thu, quản lý tiền học thêm thì thu tiền học thêm là để chi trả thù lao cho giáo viên trực tiếp dạy thêm, công tác quản lý dạy thêm, học thêm của nhà trường; chi tiền điện, nước và sửa chữa cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm.

Trong đó, mức thu tiền học thêm do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh với nhà trường. Đồng thời, nhà trường tổ chức thu, chi và công khai thanh, quyết toán tiền học thêm thông qua bộ phận tài vụ của nhà trường; giáo viên dạy thêm không trực tiếp thu, chi tiền học thêm.

2.2. Bảo hiểm y tế học sinh

Căn cứ theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP, học sinh là một trong những đối tượng phải mua bảo hiểm y tế và thuộc nhóm được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng (theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 146).

Cụ thể, mức đóng bảo hiểm y tế đối với học sinh được quy định tại Điều 7 Nghị định 146 là 4,5% mức lương cơ sở. Đồng thời, theo Điều 8 Nghị định này, học sinh sẽ được Nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng.

Mức đóng bảo hiểm y tế cho học sinh được tính như sau:

Mức đóng

=

Mức lương cơ sở

x

4,5%

x

Số tháng tham gia

Ngoài ra, theo khoản 7 Điều 13, thẻ bảo hiểm y tế được cấp hằng năm cho học sinh tiểu học. Trong đó, giá trị sử dụng bắt đầu từ ngày 01 tháng 10 năm đầu tiên của cấp tiểu học.

2.3. Tiền quần áo đồng phục, quần áo thể dục thể thao, phù hiệu

Điều 9 Thông tư 26/2009/TT-BGDĐT quy định: Kinh phí cho việc may, mua, thuê, mượn đồng phục và lễ phục lấy từ nguồn kinh phí chi thường xuyên của nhà trường, đóng góp của học sinh hoặc các nguồn thu hợp pháp khác và phải được công khai thu, chi.

Hiện nay, phần lớn các trường tiểu học đều có đồng phục riêng cho học sinh và tiền may đồng phục thường sẽ được thu vào đầu năm học

2.4. Các khoản viện trợ, quà, biếu, tặng, cho

Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 16/2018/TT-BGDĐT, các trường được vận động, tiếp nhận các khoản tài trợ để thực hiện các nội dung sau:

- Trang bị thiết bị, đồ dùng phục vụ dạy và học; thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học; cải tạo, sửa chữa, xây dựng các hạng mục công trình phục vụ hoạt động giáo dục tại cơ sở giáo dục;

- Hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học trong cơ sở giáo dục.

Ngoài các khoản thu trên, các trường có thể sẽ thu thêm các loại tiền khác như: Tiền phục vụ bán trú (tiền ăn, tiền các thiết bị phục vụ bán trú,…); tiền học 02 buổi/ngày; tiền nước uống… Các khoản thu này sẽ được quy định cụ thể tùy từng địa phương sao cho phù hợp với tình hình thực tế.

3. Nhà trường không được phép thu các khoản nào?

Tại khoản 4 Điều 10 Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT quy định, ban đại diện cha mẹ học sinh không được quyên góp của người học hoặc gia đình người học các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện và các khoản ủng hộ không phục vụ trực tiếp cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh như:

- Bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường, bảo đảm an ninh nhà trường;

- Trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh; vệ sinh lớp học, vệ sinh trường;

- Khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường;

- Mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường; hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục;

- Sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường.

Lưu ý: quy định này chỉ áp dụng với các trường công lập.

Trên đây là một số thông tin cung cấp cho bạn đọc về học phí tiểu học. Nếu còn thắc mắc, độc giả có thể liên hệ 1900.6192 để được giải đáp nhanh nhất.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào phải xác định lại mã định danh cá nhân?

Trường hợp nào phải xác định lại mã định danh cá nhân?

Trường hợp nào phải xác định lại mã định danh cá nhân?

Hiện nay, mỗi cá nhân đều được cấp một mã định danh để Nhà nước quản lý thông tin. Mã này gắn liền với cá nhân từ khi sinh ra cho đến khi chết đi và không lặp lại ở người khác. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp đặc biệt mã định danh bị sai hoặc không phù hợp dẫn đến phải xác định lại.