Trường hợp nào hoãn phiên tòa sơ thẩm hình sự? Thời hạn hoãn bao lâu?

Trong một số trường hợp, phiên tòa xét xử sơ thẩm sẽ được hoãn và rời sang tổ chức tại một thời điểm khác. Vậy, khi nào hoãn phiên tòa xét xử sơ thẩm? Thời hạn hoãn là bao lâu?

1. Trường hợp nào hoãn phiên tòa sơ thẩm?

Hoãn phiên tòa là tạm ngừng trong một thời gian nhất định việc xét xử vụ án theo trình tự sơ thẩm hoặc phúc thẩm trong những trường hợp do pháp luật quy định nhằm đảm bảo việc xét xử được khách quan, công bằng. Việc hoãn phiên tòa xét xử được thực hiện trước khi phiên tòa diễn ra.

Theo Điều 297 Bộ luật Tố tụng hình sự, các trường hợp hoãn phiên tòa hình sự gồm:

- Có một trong các căn cứ:

  • Phải thay đổi Kiểm sát viên tại phiên tòa
  • Phải thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm tại phiên tòa
  • Không có Thẩm phán, Hội thẩm dự khuyết để thay thế hoặc phải thay đổi chủ tọa phiên tòa mà không có Thẩm phán để thay thế
  • Kiểm sát viên bị thay đổi hoặc không thể tiếp tục thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử mà không có Kiểm sát viên dự khuyết để thay thế
  • Bị cáo vắng mặt vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan
  • Người bào chữa được chỉ định vắng mặt
  • Người phiên dịch, người dịch thuật vắng mặt mà không có người khác thay thế.

- Cần phải xác minh, thu thập bổ sung chứng cứ, tài liệu, đồ vật mà không thể thực hiện ngay tại phiên tòa

- Cần tiến hành giám định bổ sung, giám định lại;

- Cần định giá tài sản, định giá lại tài sản.

Hoãn phiên tòa là tạm ngừng trong một thời gian nhất định việc xét xử vụ án (Ảnh minh họa)

2. Thẩm quyền ra quyết định hoãn phiên tòa

Tại khoản 4 Điều 297 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 nêu rõ, quyết định hoãn phiên tòa phải được chủ tọa phiên tòa thay mặt Hội đồng xét xử ký tên. Trường hợp chủ tọa phiên tòa vắng mặt hoặc bị thay đổi thì Chánh án Tòa án ra quyết định hoãn phiên tòa.

Quyết định hoãn phiên tòa phải được thông báo ngay cho những người tham gia tố tụng có mặt tại phiên tòa, đồng thời gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người vắng mặt tại phiên tòa trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định. Trường hợp phiên tòa bị hoãn sẽ được xét xử lại từ đầu.

Cũng tại Điều 297 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, quyết định hoãn phiên tòa phải có các nội dung:

- Quyết định hoãn phiên tòa có các nội dung chính:

- Ngày, tháng, năm ra quyết định;

- Tên Tòa án và họ tên Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án;

- Họ tên Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa;

- Vụ án được đưa ra xét xử;

- Lý do của việc hoãn phiên tòa;

- Thời gian, địa điểm mở lại phiên tòa.

3. Có thể hoãn phiên tòa hình sự bao nhiêu lần?

Pháp luật Tố tụng hình sự hiện không quy định số lần được hoãn phiên tòa mà chỉ đưa ra căn cứ hoãn phiên tòa. Tuy nhiên với mỗi căn cứ hoãn phiên tòa có thể xác định số lần hoãn phiên tòa tương ứng. Tức, có thể xem xét hoãn phiên tòa tới 13 lần tương ứng với 13 trường hợp khác nhau.

Cần lưu ý rằng thời hạn hoãn phiên tòa sơ thẩm không được quá 30 ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.

Trên đây là giải đáp về hoãn phiên tòa sơ thẩm hình sự. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900612 để được hỗ trợ, giải đáp.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu kế hoạch công việc theo ngày, tuần, tháng [mới nhất]

Mẫu kế hoạch công việc là một dạng tài liệu giúp chúng ta sắp xếp, tổ chức các công việc cá nhân, quản lý công việc một cách hiệu quả và hợp lý. Mời bạn xem ngay mẫu kế hoạch công việc theo ngày, tuần, tháng mới nhất hiện nay trong bài viết dưới đây.

Lưu ý: Đi đánh ghen mà quay clip tung lên mạng, có thể đi tù!

Gần đây, liên tiếp xuất hiện các clip đánh ghen vì chồng/vợ ngoại tình trên Facebook, Tiktok... và mọi người cũng chia sẻ rộng rãi. Tuy nhiên, nhiều người không biết rằng, đi đánh ghen mà quay clip tung lên mạng, có thể đi tù. Vì sao lại nói vậy?