Hộ kinh doanh có cần đăng ký mã số thuế không?

Hẳn nhiều người đã từng được nghe đến ba chữ “mã số thuế”. Tuy nhiên không phải ai cũng biết đến ý nghĩa của mã số thuế, đặc biệt là những người kinh doanh nhỏ lẻ.
Mã số thuế là gì?

Theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 95/2016/TT-BTC, mã số thuế là một dãy số, chữ cái hoặc ký tự do cơ quan quản lý thuế cấp cho người nộp thuế.

Mã số thuế được dùng để nhận biết, xác định từng người nộp thuế và được quản lý thống nhất trên phạm vi toàn quốc.

Hộ kinh doanh có mã số thuế không?

Chắc nhiều người sẽ đặt câu hỏi hộ kinh doanh có mã số thuế không khi có suy nghĩ kinh doanh nhỏ lẻ như vậy thì không cần quản lý chặt chẽ, tuy nhiên, cụ thể, theo điểm i khoản 1 Điều 2 Thông tư 95/2016/TT-BTC:

“…i) Hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh và cung cấp hàng hóa, dịch vụ…”

Thì hộ kinh doanh là một trong những đối tượng phải nộp thuế, do đó, bắt buộc phải có mã số thuế.

Mã số thuế có ý nghĩa quan trọng đối với các chủ thể kinh doanh (Ảnh minh họa)


Cấp mã số thuế cho hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh thực hiện đăng ký thuế để được cấp mã số thuế.

Hồ sơ đăng ký thuế đối với hộ kinh doanh như sau:

Đối với hộ kinh doanh đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế:

- Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 03-ĐK-TCT và các bảng kê (nếu có);

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;

- Bản sao Thẻ căn cước công dân/Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu còn hiệu lực.

Ngoại trừ:

- Hộ kinh doanh của nước có chung biên giới đất liền với Việt Nam trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu, hồ sơ đăng ký thuế gồm:

+ Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 03-ĐK-TCT và các bảng kê (nếu có);

+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh do Việt Nam cấp và một trong các giấy tờ sau còn hiệu lực: Chứng minh thư biên giới, Giấy thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới, Hộ chiếu/Giấy tờ có giá trị xuất nhập cảnh khác theo pháp luật của nước có chung biên giới (đối với cá nhân kinh doanh);

+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo pháp luật của nước có chung biên giới (đối với hộ kinh doanh).

- Đại diện hộ kinh doanh đã được cấp mã số thuế cá nhân, khi phát sinh hoạt động kinh doanh, hồ sơ đăng ký thuế gồm:

+ Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 03-ĐK-TCT và các bảng kê (nếu có). Trên tờ khai ghi mã số thuế của đại diện hộ kinh doanh đã được cấp;

+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (nếu có);

Đối với hộ kinh doanh đăng ký thuế thông qua hồ sơ khai thuế:

Hộ kinh doanh chưa có mã số thuế phải gửi kèm theo hồ sơ khai thuế lần đầu một trong các giấy tờ sau:

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (nếu có);

- Bản sao Thẻ căn cước công dân/Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu còn hiệu lực.

Ngoại trừ:

Hộ kinh doanh của nước có chung biên giới đất liền với Việt Nam trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu:

+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh do Việt Nam cấp và một trong các giấy tờ sau còn hiệu lực: Chứng minh thư biên giới, Giấy thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới, Hộ chiếu/Giấy tờ có giá trị xuất nhập cảnh khác theo pháp luật của nước có chung biên giới (đối với cá nhân kinh doanh);

+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo pháp luật của nước có chung biên giới (đối với hộ kinh doanh).

Chi tiết tại khoản 7 Điều 7 Thông tư 95/2016/TT-BTC.

Kê khai thuế, nộp thuế, thực hiện các nghĩa vụ tài chính là nghĩa vụ bắt buộc của mỗi tổ chức, cá nhân kinh doanh. Chính vì vậy, mã số thuế có ý nghĩa quan trọng giúp các cơ quan nhà nước quản lý hiệu quả các thành phần kinh tế trong xã hội.

Xem thêm:

Hộ kinh doanh có được xuất hóa đơn đỏ không?

Những loại thuế hộ kinh doanh phải nộp

Thùy Linh

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Lương Chủ tịch, Phó Chủ tịch Mặt trận xã mới nhất

Chủ tịch, Phó Chủ tịch Mặt trận xã là hai chức danh tại cấp xã nhận được nhiều quna tâm của độc giả LuatVietnam. Vậy lương Chủ tịch Mặt trận xã và Phó Chủ tịch Mặt trận xã sẽ thế nào khi tăng lương cơ sở từ 01/7/2024?

Kiểm tra an toàn về PCCC: Đối tượng, nội dung và thủ tục 2024

Kiểm tra an toàn về PCCC là hoạt động được thực hiện bởi cơ quan công an để đánh giá tính khả thi, hiệu quả và tuân thủ theo các tiêu chuẩn, quy định về phòng cháy chữa cháy của cơ sở. Dưới đây là những thông tin cần biết về kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy.

Các yêu cầu cơ bản đối với thang máy chữa cháy mới nhất

Thang máy chữa cháy là rất cần thiết để các lực lượng chữa cháy có thể nhanh chóng đi đến các tầng và mái của tòa nhà cao tầng chữa cháy khi có cháy, nổ xảy ra. Dưới đây là những yêu cầu cơ bản đối với thang máy chữa cháy mới nhất hiện nay.