Gần đây, xã hội không khỏi bàng hoàng khi thực trạng uống rượu, bia tham gia giao thông rồi gây tai nạn khiến nhiều người tử vong ngày càng tăng cao. Vậy pháp luật có chế tài nào để xử phạt những người uống rượu, bia rồi gây tai nạn?
Chỉ cần uống rượu, bia là bị phạt
Cuộc sống hàng ngày không thể thiếu việc uống rượu, bia. Nhưng uống khi nào, uống bao nhiêu để an toàn cho mình và cho người khác lại luôn là câu hỏi khó dành cho tất cả mọi người.
Khi tham gia giao thông, chỉ cần trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn mà điều khiển phương tiện tham gia giao thông thì đã bị pháp luật xử lý nghiêm khắc. Cụ thể, tại Nghị định 46/2016 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì mức xử phạt đối với:
- Người điều khiển xe máy cao nhất là 04 triệu đồng
- Người điều khiển ô tô cao nhất là 18 triệu đồng
Uống rượu, bia gây tai nạn (Ảnh minh họa)
Uống rượu, bia gây tai nạn phải chịu trách nhiệm hình sự
Ngoài ra, khi tham gia giao thông mà uống rượu, bia dẫn đến tai nạn thì người điều khiển phương tiện có thể bị xử lý hình sự.
Theo đó, tại Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015, người nào tham gia giao thông mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ và trong trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
Nếu gây tai nạn dẫn đến chết người thì tùy từng mức độ, tính chất của hành vi phạm tội mà khung hình phạt cao nhất đối với tội Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ được quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 là 15 năm tù.
Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền lên đến 100 triệu đồng.
Xem thêm:
Các mức phạt vi phạm giao thông 2019 theo Nghị định 46
Học sinh gây tai nạn giao thông, nhà trường phải bồi thường?