Hiệu trưởng, hiệu phó có được dạy thêm không?

Hiện nay, tình trạng dạy thêm tràn lan, dạy thêm trái phép là một trong những vấn nạn xảy ra phổ biến trong ngành giáo dục. Vậy những trường hợp nào cấm dạy thêm? Hiệu trưởng, hiệu phó có được dạy thêm không?


Các trường hợp không được dạy thêm

Tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT quy định, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường phổ thông có nhiệm vụ giảng dạy một số tiết tại lớp để nắm được nội dung, chương trình giáo dục và tình hình học tập của học sinh nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý.

Tuy nhiên, pháp luật hiện hành chưa có văn bản nào điều chỉnh việc dạy thêm của hiệu trưởng, hiệu phó.

Hiện nay, Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT mới chỉ quy định chung về các trường hợp không được dạy thêm như sau:

“1. Không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.

2. Không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.”

Theo quy định trên, người đủ điều kiện dạy thêm (kể cả hiệu trưởng, hiệu phó) trừ trường hợp pháp luật “cấm” không được tham gia dạy thêm cho học sinh tiểu học hoặc học sinh đã được nhà trường tổ chức học 02 buổi/ngày.

Hiệu trưởng hiệu phó có được dạy thêm không?
Hiệu trưởng hiệu phó có được dạy thêm không? (Ảnh minh họa)

Giáo viên có được dạy thêm tại nhà không?

Theo Điều 3 Thông tư 17, để được tổ chức hoạt động dạy thêm, người tổ chức dạy thêm phải đảm bảo thực hiện các nguyên tắc sau:

- Hoạt động dạy thêm, học thêm phải góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách của học sinh; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và không gây nên tình trạng vượt quá sức tiếp thu của người học.

- Không cắt giảm nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khoá để đưa vào giờ dạy thêm; không dạy thêm trước những nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khoá.

- Đối tượng học thêm là học sinh có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được gia đình đồng ý; không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc gia đình học sinh và học sinh học thêm.

- Không tổ chức lớp dạy thêm, học thêm theo các lớp học chính khóa; học sinh trong cùng một lớp dạy thêm, học thêm phải có học lực tương đương nhau; khi xếp học sinh vào các lớp dạy thêm, học thêm phải căn cứ vào học lực của học sinh.

- Tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm phải chịu trách nhiệm về các nội dung đăng ký và xin phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm.

Như vậy giáo viên có thể dạy thêm tại nhà khi thực hiện đúng theo 05 nguyên tắc trên và không thuộc các trường hợp cấm dạy thêm.

Trước đây, theo quy định của Luật Đầu tư 2014, tổ chức dạy thêm, học thêm được liệt kê tại Phụ lục 4 là một trong những dịch vụ kinh doanh có điều kiện. Vì vậy, để tổ chức dạy thêm thì cá nhân, tổ chức dạy thêm phải có giấy phép dạy thêm.

Tuy nhiên, sắp tới quy định về việc tổ chức dạy thêm sẽ nới lòng hơn. Đến năm 2021 khi Luật đầu tư 2020 chính thức có hiệu lực thi hành thì dịch vụ tổ chức dạy thêm, học thêm không còn thuộc các dịch vụ kinh doanh có điều kiện nữa.

Trên đây là quy định về việc dạy thêm và tổ chức dạy thêm của giáo viên. Nếu còn thắc mắc, bạn đọc có thể liên hệ 1900 6192 để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục