Hiếp dâm và cưỡng dâm khác nhau như thế nào?

Hiếp dâm là hành động dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực để thực hiện hành vi giao cấu trái với ý muốn của nạn nhân. Trong khi đó, cưỡng dâm là việc dùng mọi thủ đoạn khiến nạn nhân miễn cưỡng thực hiện hành vi giao cấu.

Trong những năm gần đây, tệ nạn hiếp dâm, cưỡng dâm phụ nữ và trẻ em gái ở nước ta có dấu hiệu ngày càng gia tăng và ở mức độ đáng báo động. Hiếp dâm, cưỡng dâm không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của nạn nhân mà còn gây ra những tổn thương về tâm lý khó hồi phục. Đây được coi là những hành vi gây nguy hiểm cho con người và xã hội, cần được xử lý nghiêm minh.

Mặc dù đã được nghe nhiều về “hiếp dâm” và “cưỡng dâm” nhưng thực tế không phải ai cũng hiểu và phân biệt được hai loại tội phạm này. Hiếp dâm và cưỡng dâm có gì giống và khác nhau? Trong hai tội này, tội nào nặng hơn?

Trước hết, hiếp dâm và cưỡng dâm là hai tội nằm trong nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người được quy định tại Bộ luật Hình sự năm (BLHS) 2015. Mối quan hệ giữa người thực hiện và nạn nhân là mối quan hệ giữa những người khác giới (nam và nữ). Người thực hiện hành vi hiếp dâm hoặc cưỡng dâm đều là lỗi cố ý.

Hiếp dâm và cưỡng dâm khác nhau như thế nào?
Hiếp dâm và cưỡng dâm khác nhau như thế nào? (Ảnh minh họa: Internet)

Điểm khác nhau:

Hành vi phạm tội

Điều 141 BLHS năm 2015 nêu rõ: Hiếp dâm là việc người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc bằng thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân.

Trong đó, dùng vũ lực là việc người phạm tội dùng sức mạnh hoặc những hành động như bịt miệng, đánh đập, xô ngã, bắt trói… nạn nhân. Đe dọa dùng vũ lực là hành vi dùng lời nói uy hiếp về mặt tinh thần khiến nạn nhân sợ hãi không dám chống cự. Trong khi đó, thủ đoạn khác là việc đối tượng phạm tội cho nạn nhân uống thuốc ngủ, thuốc mê… để dễ dàng thực hiện hành vi giao cấu.

Khác với Tội hiếp dâm, ở Tội cưỡng dâm, người phạm tội không dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực để thực hiện hành vi giao cấu mà dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác.

Chế tài xử phạt

Người phạm một trong hai tội này đều phải đối diện với án phạt tù. Trong đó, người phạm Tội hiếp dâm sẽ phải chịu hình phạt thấp nhất là 02 năm tù và cao nhất là tù chung thân. Trước đây, BLHS năm 1999 quy định mức phạt cao nhất cho tội này là tử hình. Bên cạnh đó, tại Điều 141 BLHS 2015, Quốc hội đã quy định chi tiết hơn về các mức độ, hành vi dùng làm căn cứ xác định khung hình phạt.

Người phạm Tội cưỡng dâm sẽ phải chịu mức án thấp hơn so với Tội hiếp dâm. Theo đó, Điều 143 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) nêu rõ, người nào cưỡng dâm người khác sẽ phải chịu mức phạt tù từ 01 - 18 năm. Mức phạt cụ thể sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp, cũng như tính chất, mức độ vi phạm…

Bạn đọc có thể xem thêm các tin liên quan tại đây:

Phân biệt bị can và bị cáo

Phân biệt Tội cướp tài sản và Tội cướp giật tài sản

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

Luật sửa đổi 9 Luật: Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý, sử dụng tài sản công, Quản lý thuế, Thuế thu nhập cá nhân, Dự trữ quốc gia, Xử lý vi phạm hành chính được thông qua ngày 29/11/2024. Dưới đây là tổng hợp điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán:

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 được Quốc hội thông qua vào ngày 27/06/2024 với nhiều quy định đáng chú ý. Trong nội dung hôm nay cùng tìm hiểu Luật này có bao nhiêu chương, điều? Hiệu lực khi nào?

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Bài viết hướng dẫn đầy đủ thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025. Theo đó, cơ sở đăng kiểm sẽ lập hồ sơ phương tiện để cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mà chủ xe không phải đưa xe đến cơ sở đăng kiểm để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.

Quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt từ 01/01/2025

Quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt từ 01/01/2025

Quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt từ 01/01/2025

Ngày 15/11/2024, Bộ Giao thông Vận tải ban hành Thông tư 36/2024/TT-BGTVT về quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ. Dưới đây là quy định liên quan về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt từ 01/01/2025.

Bán hàng đa cấp phải có đường dây nóng giải quyết khiếu nại

Bán hàng đa cấp phải có đường dây nóng giải quyết khiếu nại

Bán hàng đa cấp phải có đường dây nóng giải quyết khiếu nại

Theo quy định mới được nêu tại Nghị định 40/2018/NĐ-CP, tổ chức đăng ký bán hàng đa cấp phải đáp ứng một số điều kiện như: Có hệ thống công nghệ thông tin quản lý mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp; Có hệ thống thông tin liên lạc để tiếp nhận, giải quyết thắc mắc, khiếu nại của người tham gia bán hàng đa cấp.

Thủ tục giám định tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp năm 2018 có gì mới?

Thủ tục giám định tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp năm 2018 có gì mới?

Thủ tục giám định tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp năm 2018 có gì mới?

Theo hướng dẫn tại Thông tư mới, thủ tục khám giám định mức suy giảm khả năng lao động để hưởng trợ cấp do tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp từ năm 2018 sẽ có nhiều thay đổi. Người lao động phải chuẩn bị hồ sơ với nhiều loại giấy tờ hơn so với quy định trước đó.