Hết thời hạn bảo hộ sở hữu trí tuệ thì tác phẩm thuộc về ai?

Quyền tác giả đối với tác phẩm đều có thời hạn bảo hộ. Khi hết thời hạn bảo hộ sở hữu trí tuệ thì các tác phẩm này không còn thuộc về sở hữu của tác giả nữa mà thuộc về một đối tượng khác.

Thời hạn bảo hộ quyền tác giả

Quyền tác giả đối với tác phẩm bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.

Căn cứ khoản 1 Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ thì thời hạn bảo hộ quyền nhân thân sẽ là vô thời hạn đối với các quyền sau:

- Quyền đặt tên cho tác phẩm;

- Quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm;

- Quyền được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

- Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả sở hữu.

Đối với quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm thì thời hạn bảo hộ quyền nhân thân sẽ giống với quyền tài sản.

Căn cứ tại khoản 2 Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ thì quyền tài sản đối với tác phẩm sẽ có thời hạn bảo hộ như sau:

- Thời hạn bảo hộ đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mĩ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh là: 75 năm, được tính bắt đầu từ ngày tác phẩm được công bố lần đầu.

- Thời gian bảo hộ đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mĩ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời gian 25 năm từ khi tác phẩm được định hình là: 100 năm bắt đầu tính từ khi tác phẩm được định hình.

- Thời hạn bảo hộ bản quyền tác giả đối với quyền tài sản của tác phẩm không thuộc các loại hình tác phẩm nêu trên sẽ là suốt cuộc đời và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết. Nếu có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ quyền tài sản sẽ chấm dứt vào năm thứ 50 sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.

Thời hạn bảo hộ quyền tác giả nêu trên sẽ chấm dứt vào 24 giờ ngày 31/12 của năm chấm dứt.

hết thời hạn bảo hộ sở hữu trí tuệ thì tác phẩm thuộc về aiHết thời hạn bảo hộ trí tuệ sở hữu trí tuệ thì tác phẩm thuộc về ai? (Ảnh minh họa)

Hết thời hạn bảo hộ sở hữu trí tuệ thì tác phẩm thuộc về ai?

Theo Điều 43 Luật Sở hữu trí tuệ, tác phẩm đã kết thúc thời hạn bảo hộ theo quy định trên thì thuộc về công chúng. Mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền sử dụng tác phẩm theo quy định trên nhưng phải tôn trọng các quyền nhân thân của tác giả.

Mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền sử dụng tác phẩm nhưng phải tôn trọng các quyền nhân thân của tác giả.

Khi phát hiện các hành vi xâm phạm quyền nhân thân (trừ quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm) đối với các tác phẩm này thì cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại; có quyền khiếu nại, tố cáo, yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý.

Tùy theo tính chất và mức độ xâm phạm, các tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm có thể bị xử lý theo pháp luật hành chính, dân sự hoặc hình sự.

Các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ các quyền nhân thân đối với những tác phẩm của Hội viên đã kết thúc thời hạn bảo hộ.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Quyền tác giả là gì? Nội dung bảo hộ quyền tác giả

>> Quyền tác giả là quyền tài sản hay quyền nhân thân?

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

Luật sửa đổi 9 Luật: Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý, sử dụng tài sản công, Quản lý thuế, Thuế thu nhập cá nhân, Dự trữ quốc gia, Xử lý vi phạm hành chính được thông qua ngày 29/11/2024. Dưới đây là tổng hợp điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán:

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 được Quốc hội thông qua vào ngày 27/06/2024 với nhiều quy định đáng chú ý. Trong nội dung hôm nay cùng tìm hiểu Luật này có bao nhiêu chương, điều? Hiệu lực khi nào?

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Bài viết hướng dẫn đầy đủ thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025. Theo đó, cơ sở đăng kiểm sẽ lập hồ sơ phương tiện để cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mà chủ xe không phải đưa xe đến cơ sở đăng kiểm để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.