Hãy hiểu luật trước khi bị “dắt mũi” trên mạng!

Trên Facebook thường lan truyền những mẩu tin được cho là quy định mới của pháp luật, khiến người dùng mạng xôn xao, thậm chí là bày tỏ sự lo lắng hoặc bức xúc, phẫn nộ. 

Từ “Xe gắn máy không được chạy quá 40km/h từ 15/10/2019”…

Cách đây không lâu, dòng tít này xuất hiện dày đặc trên một số trang báo mạng và mạng xã hội. Tại các diễn đàn, người dân xôn xao về việc Thông tư 39/2018/TT-BGTVT quy định từ ngày 15/10/2019, xe máy chỉ được chạy với vận tốc tối đa 40km/h mà rất ít ai hiểu rõ về bản chất của “xe gắn máy” và “xe máy” theo quy định của pháp luật.

Một thông tin khiến nhiều người hiểu nhầm! (Nguồn ảnh: Facebook)


Xe gắn máyphương tiện chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h. Nếu động cơ dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương không được lớn hơn 50 cm3. Ví dụ điển hình nhất của xe gắn máy là cub…

Xe máy là cách gọi thông dụng để chỉ xe mô tô, là xe cơ giới 02 hoặc 03 bánh và các loại xe tương tự, di chuyển bằng động cơ có dung tích xy lanh từ 50cm3 trở lên (theo khoản 3.39 QCVN 41:2016/BGTVT).

Chính vì hiểu nhầm xe gắn máy là xe máy, mà nhiều người bày tỏ sự hoang mang khi có quy định “xe gắn máy chỉ được chạy tối đa 40km/h”.

Ngoài ra, việc một số trang báo và mạng xã hội giật tít rằng quy định này được áp dụng “Từ ngày 15/10/2019” cũng không hoàn toàn chính xác.

Nếu là một người biết luật sẽ thấy rằng, quy định này đã được áp dụng từ ngày 01/3/2016 theo Thông tư 91 năm 2015 của Bộ Giao thông Vận tải, không phải là một quy định mới.

Đến “Luật nghĩa vụ mới ưu tiên chọn công dân đã tốt nghiệp ĐH, CĐ đi nghĩa vụ quân sự”

Dòng tít này những ngày gần đây xuất hiện liên tiếp trên các diễn đàn, mạng xã hội, kéo theo đó là hàng nghìn lượt bình luận, hầu hết đều thể hiện sự băn khoăn, lo lắng khi biết mình thuộc diện “ưu tiên gọi đi nghĩa vụ quân sự”. 

Lại là một thông tin khiến nhiều người hoang mang (Nguồn ảnh: Facebook)


Trước tiên, cần phải khẳng định rằng, đây vẫn chỉ là một cách giật tít của các trang mạng xã hội. Thực tế, không có “luật nghĩa vụ mới” nào vừa được ban hành hay có hiệu lực, đây chỉ là một chủ trương được Bộ Quốc phòng nêu tại Chỉ thị 98/CT-BQP về việc tăng cường biện pháp nâng cao chất lượng công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ trong tình hình mới.

Tại Chỉ thị này, Bộ Quốc phòng nêu: “Chú trọng tuyển chọn, gọi nhập ngũ những công dân tốt nghiệp cao đẳng, đại học và con em đồng bào dân tộc ít người, không để “xã trắng” trong tuyển quân”.

Nói tóm lại, đây là chỉ đạo từ phía Bộ Quốc phòng tới các địa phương, nhằm nâng cao chất lượng công dân nhập ngũ, tuyển chọn những người có trình độ phục vụ tại những vị trí quân đội đòi hỏi người có chuyên môn cao.

Cần hiểu thêm rằng, chủ trương này không hề mới. Năm ngoái, UBND TP. Hà Nội cũng từng ra Chỉ thị 13/CT-UBND với nội dung chỉ đạo tương tự.

Hiện nay, các quy định về độ tuổi gọi nhập ngũ, tiêu chuẩn của công dân được gọi nhập ngũ… vẫn được áp dụng theo Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2014 và các các văn bản hướng dẫn thi hành.

Kết luận

Thông tin trên mạng xã hội là những luồng thông tin không chính thống, thường là sản phẩm của những chiêu trò “giật tít câu view” hoặc hay chính bản thân người đăng tải những thông tin đó cũng không hiểu rõ bản chất của vấn đề.

Do đó, trước khi tiếp nhận một quy định pháp luật mới trên mạng, nên tỉnh táo, tìm hiểu kỹ từ các trang tin pháp luật chính thống hoặc từ chính các văn bản pháp luật. Chỉ các văn bản pháp luật mới là nguồn đáng tin cậy nhất, thể hiện nội dung của quy định một cách chính xác nhất.

>> Đăng ký tài khoản LuatVietnam để cập nhật văn bản, thông tin pháp luật mới. 


Lan Vũ
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục