Hành hung đồng đội, bị xử lý thế nào?

Trong quân đội, quân nhân có hành vi hành hung, gây thương tích sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự.

Mức phạt với hành vi hành hung đồng đội

Hành hung đồng đội là hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe giữa các đối tượng là:

- Quân nhân tại ngũ, công nhân, viên chức quốc phòng;

- Quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện;

- Dân quân, tự vệ phối thuộc với quân đội trong chiến đấu hoặc phục vụ chiến đấu;

- Công dân được trưng tập vào phục vụ trong quân đội…

Khi hành hung đồng đội, tùy thuộc vào tính chất, mức độ vi phạm, người thực hiện sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc nặng hơn là truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo Điều 18 Thông tư 16/2020/TT-BQP, quân nhân gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị kỷ luật từ hạ bậc lương, giáng cấp bậc quân hàm, giáng chức, cách chức, tước quân hàm sĩ quan đến tước danh hiệu quân nhân, buộc thôi việc.

Trường hợp hành hung, gây thương tích nặng và bị khởi tố hình sự, quân nhân có thể bị xử lý về Tội hành hung đồng đội hoặc Tội cố ý gây thương tích.

Với Tội hành hung đồng đội, Điều 398 Bộ luật Hình sự quy định: Người nào trong quan hệ công tác mà cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của đồng đội mà không thuộc trường gây thương tích trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh tại Điều 135 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

+ Là chỉ huy hoặc sỹ quan;

+ Đối với chỉ huy hoặc cấp trên;

+ Vì lý do công vụ của nạn nhân;

+ Trong khu vực có chiến sự;

+ Gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

Cần lưu ý, Tội hành hung đồng đội chỉ được áp dụng khi thực hiện hành vi hành hung trong quan hệ công tác, đồng thời, pháp luật cũng chưa quy định rõ mức độ thương tích của tội này.

Vì vậy, nếu quân nhân thực hiện hành vi cố ý gây thương tích ngoài quan hệ công tác với tỉ lệ thương tích trên 11% thì người này cũng có thể bị truy cứu về Tội cố ý gây thương tích tại Điều 134 với mức phạt tù lên đến 15 năm.

Nghiêm trọng hơn, trong trường hợp hành hung gây hậu quả chết người, người thực hiện hành vi vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội giết người theo điều 123 Bộ luật hình sự, cụ thể:

1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Giết 02 người trở lên;

b) Giết người dưới 16 tuổi;

c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;

d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;

n) Có tính chất côn đồ;

o) Có tổ chức;

p) Tái phạm nguy hiểm;

q) Vì động cơ đê hèn.

2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

Theo các quy định trên, tùy từng trường hợp cụ thể, hành vi hành hung đồng có thể bị truy cứu hình sự về các tội khác nhau.

Hành hung đồng đội bị xử lý thế nào? (Ảnh minh họa)

Hành vi hành hung đồng đội do tòa án nào xử lý?

Điều 272 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định

1. Tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử:

a) Vụ án hình sự mà bị cáo là quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu; dân quân, tự vệ trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc phối thuộc với Quân đội nhân dân trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu; công dân được điều động, trưng tập hoặc hợp đồng vào phục vụ trong Quân đội nhân dân;

b) Vụ án hình sự mà bị cáo không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu hoặc gây thiệt hại đến tài sản, danh dự, uy tín của Quân đội nhân dân hoặc phạm tội trong doanh trại quân đội hoặc khu vực quân sự do Quân đội nhân dân quản lý, bảo vệ.

2. Tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử tất cả tội phạm xảy ra trong địa bàn thiết quân luật.

Như vậy, hành vi hành hung đồng đội nếu bị khởi tố hình sự sẽ do Tòa án quân sự xét xử. Trong đó, tùy từng trường hợp cụ thể, vụ án sẽ được xét xử tại Tòa án quân sự khu vực hoặc Tòa án quân sự cấp quân khu.

Nếu có vướng mắc, bạn đọc có thể liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp nhanh nhất.

>> Đánh chết kẻ trộm có phải đi tù không?

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục