Hai người dưới 18 tuổi quan hệ tình dục với nhau, có bị xử phạt?

Theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015, các hành vi xâm hại tình dục với người dưới 18 tuổi đều có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Vậy hai người dưới 18 tuổi quan hệ tình dục với nhau có bị xử phạt?

1. Trường hợp cả hai quan hệ tự nguyện

1.1. Nếu một trong hai là người dưới 13 tuổi

Trẻ em - nhất là trẻ dưới 13 tuổi, là đối tượng cần được quan tâm, chăm sóc, giáo dục và bảo vệ đặc biệt.

Ở độ tuổi này, trẻ chưa đủ khả năng suy nghĩ chín chắn và rất dễ bị dụ dỗ, lôi kéo thực hiện hành vi xấu mà không biết. Việc bị xâm hại tình dục khi còn nhỏ có ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý và sức khỏe của trẻ sau này.

Vì vậy, nếu người khác lớn tuổi hơn có quan hệ tình dục với người dưới 13 tuổi thì họ cũng vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

Việc quan hệ với người dưới 13 tuổi tự nguyện được xếp vào một trong các hành vi phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi.

Căn cứ Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, người phạm tội này phải là người từ đủ 14 tuổi trở lên. Trường hợp người dưới 14 tuổi giao cấu hoặc quan hệ tình dục với người dưới 13 tuổi thì không bị xử lý hình sự.

Điều 142 quy định về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi như sau:

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ;

b) Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Có tính chất loạn luân;

b) Làm nạn nhân có thai;

c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

d) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;

đ) Phạm tội 02 lần trở lên;

e) Đối với 02 người trở lên;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Có tổ chức;

b) Nhiều người hiếp một người;

c) Đối với người dưới 10 tuổi;

d) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

đ) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;

e) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

1.2. Nếu cả hai đều trên 13 tuổi

Người từ đủ 13 đến dưới 18 tuổi là đối tượng chưa có đủ nhận thức rõ ràng về kiến thức xã hội, cũng như tâm sinh lý còn đang phát triển.

Nếu hai người đều từ đủ 13 đến dưới 18 tuổi có quan hệ tình dục với nhau tự nguyện thì pháp luật không xử lý.

Tuy nhiên, nếu người trên 18 tuổi phát sinh quan hệ tự nguyện với người từ 13 đến dưới 16 tuổi thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xem thêm: Quan hệ với người dưới 18 tuổi tự nguyện có phạm tội?

hai nguoi duoi 18 tuoi quan he tinh duc voi nhau co bi phat
Hai người dưới 18 tuổi quan hệ tình dục với nhau có bị xử phạt? (Ảnh minh họa)

2. Trường hợp quan hệ do cưỡng ép

Mọi hành vi xâm phạm đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân đều có thể bị xử lý nghiêm minh trước pháp luật.

Trong đó, đối với nhóm tội xâm hại tình dục, tùy từng dấu hiệu cụ thể của tội phạm như hành vi, tuổi của người bị hại ... Bộ luật Hình sự chia thành các tội danh khác nhau như: Tội Hiếp dâm (Điều 141), Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142), Tội cưỡng dâm (Điều 143), Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 144)…

Các tội phạm về hiếp dâm, cưỡng dâm với người dưới 18 tuổi đều thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng, thậm chí là đặc biệt nghiêm trọng. Theo đó, có thể áp dụng với cả người dưới 18 tuổi phạm tội.

Cụ thể, Điều 12 Bộ luật Hình sự quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau:

1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.

Theo quy định trên, từ đủ 14 tuổi trở lên là độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự đối với các tội có hành vi hiếp dâm, cưỡng dâm.

Xem thêm: 14 tuổi vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm?

3. Quan hệ với người dưới 18 tuổi, bị khởi tố khi nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, có 10 trường hợp chỉ được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại.

1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.

Theo đó, đối với Tội hiếp dâm (Khoản 1 Điều 141), Tội cưỡng dâm (Khoản 1 Điều 143), người phạm tội sẽ chỉ bị khởi tố để truy cứu trách nhiệm hình sự trước pháp luật khi có yêu cầu của người bị hại hoặc đại diện của người bị hại dưới 18 tuổi.

Ngoài ra, đối với các tội phạm khác về xâm hại tình dục như: hiếp dâm người dưới 16 tuổi, cưỡng dâm người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi, nếu bị phát hiện thì người phạm tội đương nhiên sẽ bị khởi tố để truy cứu trách nhiệm hình sự.

4. Người dưới 18 tuổi phạm tội có được áp dụng mức phạt nhẹ hơn?

4.1. Hình phạt dành cho người dưới 18 tuổi phạm tội

Về nguyên tắc, người dưới 18 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự trong các trường hợp cần thiết và khi xét thấy các biện pháp giáo dục, cải tạo không có nhiều tác dụng đối với tội phạm mà nhóm người này phạm phải.

Điều 91 Bộ luật Hình sự 2015 quy định, người dưới 18 tuổi phạm tội thì không bị xử lý bằng hình phạt tù chung thân hoặc tử hình.

Vì vậy, luật chỉ áp dụng các hình phạt sau dành cho người dưới 18 tuổi phạm tội:

- Cảnh cáo

- Phạt tiền

- Cải tạo không giam giữ

- Tù có thời hạn

4.2. Khung hình phạt cao nhất với người dưới 18 tuổi phạm tội

Theo Điều 101 Bộ luật Hình sự 2015, mức phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phải dựa theo độ tuổi, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội:

- Với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, mức phạt cao nhất là:

+ Không quá 18 năm tù nếu phạm vào điều luật có quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình.

+ Không quá ¾ mức phạt tù mà điều luật áp dụng quy định tù có thời hạn.

- Với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, mức phạt cao nhất là:

+ Không quá 12 năm tù nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt chung thân hoặc tử hình.

+ Không quá ½ mức phạt tù mà điều luật áp dụng quy định tù có thời hạn.

Tóm lại: Hai người dưới 18 tuổi quan hệ tình dục với nhau thì một trong hai vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, do chưa đủ 18 tuổi nên khi áp dụng mức phạt, người phạm tội có thể được áp dụng hình phạt nhẹ hơn.

Trên đây là những quy định chung liên quan đến vấn đề: Hai người dưới 18 tuổi quan hệ tình dục với nhau có bị xử phạt? Nếu cần tư vấn về các trường hợp cụ thể, bạn đọc có thể gọi 1900.6192 để LuatVietnam hỗ trợ chi tiết.

>> ​Quan hệ với bạn gái 17 tuổi có phải chịu trách nhiệm hình sự?

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

Luật sửa đổi 9 Luật: Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý, sử dụng tài sản công, Quản lý thuế, Thuế thu nhập cá nhân, Dự trữ quốc gia, Xử lý vi phạm hành chính được thông qua ngày 29/11/2024. Dưới đây là tổng hợp điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán:

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 được Quốc hội thông qua vào ngày 27/06/2024 với nhiều quy định đáng chú ý. Trong nội dung hôm nay cùng tìm hiểu Luật này có bao nhiêu chương, điều? Hiệu lực khi nào?

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Bài viết hướng dẫn đầy đủ thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025. Theo đó, cơ sở đăng kiểm sẽ lập hồ sơ phương tiện để cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mà chủ xe không phải đưa xe đến cơ sở đăng kiểm để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.

Quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt từ 01/01/2025

Quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt từ 01/01/2025

Quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt từ 01/01/2025

Ngày 15/11/2024, Bộ Giao thông Vận tải ban hành Thông tư 36/2024/TT-BGTVT về quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ. Dưới đây là quy định liên quan về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt từ 01/01/2025.

Phân biệt hóa đơn điện tử có mã và không có mã của cơ quan thuế

Phân biệt hóa đơn điện tử có mã và không có mã của cơ quan thuế

Phân biệt hóa đơn điện tử có mã và không có mã của cơ quan thuế

Hiện nay cơ quan thuế và doanh nghiệp, người nộp thuế đang tích cực triển khai các công tác chuẩn bị để chuyển đổi sang sử dụng Hóa đơn điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ điểm khác nhau giữa hóa đơn điện tử có mã và không có mã của cơ quan thuế.