Hà Nội truy nguồn gốc nông sản bằng mã QR: Dân yên tâm mua thực phẩm sạch

Theo kế hoạch, từ năm 2018, Hà Nội sẽ thí điểm ứng dụng phần mềm sử dụng mã QR trong quản lý, nhận diện và truy xuất nông sản trên địa bàn nội thành. Mã QR được xem là giải pháp thông minh góp phần hạn chế tình trạng nông sản  bẩn.

Các loại nông sản như: gạo, rau, củ, quả… là những thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày của người dân. Tuy nhiên, phần lớn những loại thực phẩm này hiện nay đều không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, gây nguy hại cho sức khỏe con người.

truy xuất nguồn gốc nông sản bằng mã qr
Rau, củ, quả - những thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày

Theo thống kê, trung bình mỗi năm Việt Nam có từ 200 - 500 vụ ngộ độc thực phẩm. Riêng năm 2017, cả nước ghi nhận 139 vụ ngộ độc thực phẩm với hơn 3.800 người mắc. Mặc dù số vụ ngộ độc thực phẩm trong năm này có giảm so với những năm trước đây, tuy nhiên số trường hợp tử vong lại tăng cao gấp đôi. Ngộ độc thực phẩm do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, trong đó không thể không kể đến nguyên nhân do thực phẩm không rõ nguồn gốc có chứa các chất độc hại….

Cuộc chiến với thực phẩm không rõ nguồn gốc nói chung và nông sản nói riêng là một cuộc chiến khốc liệt của người tiêu dùng cũng như của các cơ quan quản lý, đặc biệt khi trên thị trường đang tràn ngập các loại sản phẩm, hàng hóa với nhiều nguồn gốc và chất lượng khác nhau.

Đồng hành cùng với người dân trong cuộc chiến chống lại thực phẩm bẩn, thực phẩm không rõ nguồn gốc, mới đây, UBND TP. Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về việc duy trì, phát triển hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã QR truy xuất nguồn gốc nông sản thực phẩm trên địa bàn thành phố. Việc sử dụng mã QR truy xuất nguồn gốc nông sản sẽ giúp bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và sức khỏe, niềm tin cho người tiêu dùng. Theo đó, chỉ bằng việc quét mã QR trên smartphone hoặc máy đọc mã vạch, người tiêu dùng sẽ biết được nguồn gốc, xuất xứ, đồng thời thấy được các giấy tờ chứng nhận liên quan đến sản phẩm, từ đó tránh được việc mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng trôi nổi, hàng kém chất lượng.

Ngoài ra, việc phát triển hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã QR truy xuất nguồn gốc nông sản thực phẩm cũng giúp người tiêu dùng được tham gia, phát huy quyền giám sát, kiểm tra của mình đối với hoạt động của các cơ quan Nhà nước thông qua việc sử dụng, chia sẻ và được cung cấp thông tin về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc nông sản thực phẩm.

mã qr truy xuất nguồn gốc nông sản
Truy nguồn gốc nông sản bằng mã QR (hình: Internet)

Việc thực hiện được tuân theo lộ trình cụ thể. Theo đó, trong năm 2018, thành phố sẽ thí điểm ứng dụng phần mềm hệ thống điện tử sử dụng mã QR trong quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc, đảm bảo nông sản thực phẩm an toàn đối với sản phẩm trái cây tại các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn nội thành Hà Nội. Cũng trong năm này, hỗ trợ thí điểm ứng dụng phần mềm sử dụng mã QR truy xuất nguồn gốc đối với một số sản phẩm nguy cơ cao về mất an toàn thực phẩm như: Rau, thịt, thủy sản.

Đến năm 2019, mở rộng ứng dụng mã QR truy xuất nguồn gốc ở các sản phẩm nông sản thực phẩm khác, tập trung tại các cơ sở sản xuất, hợp tác xã, trang trại, cơ sở giết mổ tập trung, cơ sở sơ chế, chế biến quy mô lớn, các chuỗi sản xuất, cửa hàng chuyên doanh, siêu thị, chợ đầu mối.

Năm 2020, phấn đấu 100% chuỗi sản xuất, cung ứng nông sản thực phẩm an toàn trên địa bàn Thành phố ứng dụng hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã QR truy xuất nguồn gốc, minh bạch thông tin đến người tiêu dùng. Tăng tỷ lệ truy xuất nguồn gốc ở các cơ sở sản xuất, kinh doanh quy mô nhỏ, chợ bán lẻ đạt từ 30% - 50%.

Mã QR (Quick response code) - tạm dịch là Mã phản hồi nhanh hay còn gọi là mã vạch ma trận (matrix-barcode). Mã QR có thể được đọc bởi một máy đọc mã vạch hay điện thoại thông minh có chức năng chụp ảnh với ứng dụng chuyên biệt để quét mã vạch. Mã QR hiện đang được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống và khá phổ biến trên thế giới. 

>> Cách quét mã QR trên smartphone đơn giản nhất

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

Luật sửa đổi 9 Luật: Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý, sử dụng tài sản công, Quản lý thuế, Thuế thu nhập cá nhân, Dự trữ quốc gia, Xử lý vi phạm hành chính được thông qua ngày 29/11/2024. Dưới đây là tổng hợp điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán:

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 được Quốc hội thông qua vào ngày 27/06/2024 với nhiều quy định đáng chú ý. Trong nội dung hôm nay cùng tìm hiểu Luật này có bao nhiêu chương, điều? Hiệu lực khi nào?

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Bài viết hướng dẫn đầy đủ thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025. Theo đó, cơ sở đăng kiểm sẽ lập hồ sơ phương tiện để cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mà chủ xe không phải đưa xe đến cơ sở đăng kiểm để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.