Đề xuất chỉ Hà Nội thuộc nhóm nguy cơ cao, cách ly xã hội đến 30/4

Sáng 22/4, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 đã họp, phân loại các tỉnh, thành phố theo 03 nhóm nguy cơ để tiếp tục triển khai các biện pháp chống dịch trong thời gian tới.

Đề xuất chỉ còn Hà Nội thuộc nhóm nguy cơ cao

Theo đề xuất của Ban Chỉ đạo, dựa trên các tiêu chí đánh giá, thống nhất đề xuất danh sách các địa phương thuộc các nhóm nguy cơ như sau:

Nhóm nguy cơ cao: Hà Nội;

Nhóm nguy cơ gồm: TP. HCM, Bắc Ninh, Hà Giang;

Nhóm nguy cơ thấp: Gồm các địa phương còn lại.

Như vậy, so với trước, TP. HCM, Đà Nẵng, Lào Cai, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Bình Thuận, Khánh Hoà, Tây Ninh đã không còn thuộc nhóm nguy cơ cao.

Thậm chí, Đà Nẵng, Lào Cai, Quảng Ninh, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Bình Thuận, Khánh Hoà, Tây Ninh còn được xếp vào nhóm có nguy cơ thấp.
 

Kiến nghị Hà Nội cách ly xã hội đến 30/4
Đề xuất giải pháp cách ly xã hội sau ngày 22/4​ (Ảnh minh họa)
 

Kiến nghị Hà Nội cách ly xã hội đến 30/4

Ban Chỉ đạo kiến nghị đối với địa phương thuộc nhóm nguy cơ cao (Hà Nội) cần tiếp tục áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg thêm 01 tuần nữa (đến hết 30/4).

Tuy nhiên, đề xuất cho phép Chủ tịch Uỷ ban nhân dân TP Hà Nội quyết định theo thẩm quyền việc mở các cửa hàng kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thiết yếu các loại hình kinh doanh đường phố và theo tình hình thực tiễn tại địa phương nhưng phải bảo đảm phòng, chống dịch.

Đối với nhóm nguy cơ: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định theo thẩm quyền việc mở các cửa hàng kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thiết yếu, các loại hình kinh doanh đường phố và theo tình hình thực tiễn tại địa phương nhưng phải bảo đảm phòng, chống dịch.

Đối với nhóm nguy cơ thấp: Các cửa hàng kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thiết yếu được phép hoạt động, phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho người mua hàng; yêu cầu khách hàng phải thực hiện giãn cách đúng quy định. Chủ cửa hàng phải chịu trách nhiệm về các biện pháp phòng, chống dịch của cơ sở do mình quản lý.

Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố tập trung công tác phòng chống dịch cho nhóm nguy cơ: Công nhân ở các khu lao động đặc biệt ở các khu nhà trọ; người lao động tự do; người yếu thế; học sinh, sinh viên.

Tình Nguyễn
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

Vì nhiều lý do khác nhau mà người lập di chúc không để lại tài sản của mình cho cha, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niên. Pháp luật dự liệu trước trường hợp này xảy ra trên thực tế nên quy định đối tượng không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế.